Xu hƣớng phát triển của giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 83 - 86)

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều tranh thủ vận dụng rộng rãi công nghệ điện tử, vi điện tử, máy tính, người máy, các thành tựu khoa học trên các lĩnh vực y học, sinh học, năng lượng mới... vào quá trình sản xuất và quản lý làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên gấp bội.

Nếu như trước năm 1970, công nghệ hầu như không thay đổi mấy, thì ngày nay chúng ta đang đứng trước những thay đổi nhanh chóng không ngờ tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-81-

của công nghệ mới xuất hiện như: Công nghệ điện tử, công nghệ sinh học, các quá trính tự động hoá... đã trở thành hiện thực.

Nếu như trước kia cứ 20 - 25 năm có sự thay đổi kỹ thuật một lần, thì ngày nay thời gian đó đã rút lại chỉ còn rất ngắn đặc biệt là công nghệ Điện tử - Tin học (VD: công nghệ máy tính thay đổi nhanh chóng chỉ 6 tháng - 1 năm đã có sản phẩm của công nghệ mới thay thế).

Như vậy trên thực tế nền sản xuất tự động hoá đang hình thành loại thợ kết hợp các chức năng của người công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư. Nghĩa là trong điều kiện tiến bộ KHKT người công nhân đào tạo ra phải là người công nhân diện rộng, hiểu biết các cơ sở khoa học của nền sản xuất để sẵn sàng thực hiện những công việc ở những công đoạn có liên quan, có khả năng thích ứng nhanh với những điều kiện sản xuất đang thay đổi.

Để đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho thị trường lao động và làm cho hệ thống đào tạo của Việt Nam phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp trong khu vực và trên thế giới thì công tác đào tạo phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau:

Vấn đề 1: Phải thay đổi mục tiêu đào tạo:

Để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp được thể hiện ở mục 3 điều 29 bộ Luật Giáo dục ngày 02/12/1998, trong đào tạo ngoài những kỹ năng cần thiết cho từng nghề để họ nhanh chóng tìm được việc làm và tạo tiềm năng để họ có những cơ hội phát triển thì trong dạy và học chúng ta cần quan tâm: Phát triển tư duy kỹ thuật, kỹ năng thực hành kỹ thuật, năng lực độc lập sáng tạo của học sinh sao cho khi chuyển từ hoàn cảnh sản xuất này sang hoàn cảnh sản xuất khác mà họ vẫn có thể sử dụng được những kiến thức và kỹ năng đã học vào quá trình làm việc. Dạy như thế nào? để họ trở thành không chỉ là người thực hiện mà còn là người sáng tạo, người tổ chức và biết quản lý quá trình sản xuất (tóm lại là người công nhân diện rộng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-82-

Chúng ta phải rút ngắn khoảng cách kiến thức giữa khoa học kỹ thuật ngoài cuộc sống với việc dạy học trong nhà trường. Cho đến nay việc xây dựng nội dung và rèn luyện tay nghề vẫn theo con đường qui nạp: đi từ cái riêng đến cái chung, hậu quả là tốn nhiều thời gian và sức lực không chỉ cho người thợ mà còn cho cả công ty. Phải đi theo con đường khác - con đường diễn dịch: đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát tới cụ thể.

Khi lựa chọn nội dung đào tạo cho một ngành nghề không những chỉ chú ý đến thực trạng mà còn phải thấy xu hướng phát triển của nghề đó, sự hiện đại hoá từng bước kỹ năng lao động nghề nghiệp bởi những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới sẽ được áp dụng vào nước ta trong thời gian không xa. Khi xây dựng chương trình và lựa chọn nội dung các môn học, để đảm bảo cho một nghề cụ thể cần xuất phát từ yêu cầu kỹ năng lao động nghề nghiệp cần đạt được theo mô hình hoạt động của người công nhân kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ sơ cấp.

Vấn đề 3: Phải thay đổi phương pháp đào tạo

Trong giáo dục, chất lượng phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục là những đòi hỏi của xã hội đối với con người. Giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cá nhân trong điều kiện và bối cảnh cụ thể của xã hội.

Con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục theo mục tiêu xác định. Chất lượng giáo dục không chỉ gắn bó với một hệ thống yếu tố trực tiếp hay gián tiếp tạo nên nó.

Những yếu tố chủ yếu tạo thành chất lượng giáo dục: - Mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu.

- Đảm bảo đủ giáo trình, bài giảng của các môn học trong Nhà trường. - Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-83-

- Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, tăng cường trang thiết bị dạy học là những yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp để tạo nên chất lượng đào tạo.

Làm thế nào phải dạy học phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh để trong thời gian tối thiểu thu được lượng kiến thức tối đa. Dạy như thế nào để "Cho họ biết dùng đầu óc của mình", nhà trường phải trao cho họ chiếc chìa khoá" để mở những kho tàng bí mật của tri thức loài người" (Phạm Văn Đồng).

Như vậy: vấn đề nâng cao hiệu quả của lao động dạy học, đưa năng suất dạy học lên mức cao mới bằng cách: Hoàn thiện hệ phương pháp dạy học là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Như nhà khoa học Xô Viết GN. Vôn Cô đã nói "Sự cải tiến phương pháp dạy học tương ứng với hoàn thiện công nghệ trong sản xuất ".

Trong giáo dục nghề nghiệp, hệ thống các phương pháp dạy học thật đa dạng, nó luôn gắn bó chặt chẽ với các giai đoạn phát triển của quá trình sản xuất. ở mỗi giai đoạn sản xuất lại đòi hỏi người thợ phải có những phẩm chất tâm lý khác nhau. Do đó phải có những phương pháp dạy thích hợp để hình thành những phẩm chất cần thiết đó.

Xuất phát từ các giai đoạn phát triển của sản xuất và những phẩm chất tâm lý tương ứng với nó để có căn cứ xây dựng hệ thống phương pháp dạy thích hợp. Đó là đặc thù của phương pháp đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Đương nhiên trong dạy lý thuyết nhà trường dạy nghề có thể áp dụng các phương pháp phổ thông. Nhưng trong dạy thực hành thì đòi hỏi các phương pháp dạy phải linh hoạt gắn với sản xuất nhằm phù hợp với sự phát triển tiến bộ của KHKT và quy luật phát triển của nền sản xuất.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 83 - 86)