Đánh giá chất lượng đào tạo từ phía người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 38 - 42)

Trong Nghị quyết Đại hội XI, Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo là yếu tố trực tiếp, có vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người và đối với quá trình đào tạo nhân lực cho CNH - HĐH. Ngoài ra, giáo dục còn giữ chức năng dự báo liên tục nhu cầu tương lai của xã hội và đào tạo nhân lực để áp ứng nhu cầu này.

Thông qua mối liên hệ giữa nhà trường với người sử dụng lao động, sinh viên ra trường nhanh chóng có việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo và người sử dụng cũng tìm được những nhân viên có năng lực thích hợp với vị trí mà họ cần tuyển.

Những kỹ năng cơ bản của sinh viên đƣợc ngƣời sử dụng lao động quan tâm.

Giáo dục nghề nghiệp thế giới hiện nay đang có khuynh hướng chú trọng vào việc giúp học sinh, sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây: kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cơ bản và thái độ hay hành vi cần thiết trong một xã hội có khuynh hướng toàn cầu hoá. Trong đó, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế luôn là kỹ năng cần thiết đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng và TCCN. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu, trình bày, kỹ năng tổ chức ... là các kỹ năng không thể thiếu được.

Theo điều tra của tạp chí Update Japan, thì các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động thường chú ý đến các kỹ năng sau đây của học sinh sinh viên tốt nghiệp: nhiệt tình trong công tác, sự sáng tạo, kiến thức chuyên môn, cá tính, các hoạt động trong lĩnh vực khác, kiến thức thực tế, thứ hạng trong học tập và uy tín của trường đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-36-

Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “con người lao động”, có thể hiểu là kết quả của quá trình đào tạo và được cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành nghề.

Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những điều kiện bảo đảm nhất định như: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên... và còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như: Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức sản xuất - dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp... Cần nhấn mạnh rằng chất lượng đào tạo được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp.

Xuất phát từ quan niệm về chất lượng đào tạo nêu trên, dựa trên khảo sát lấy ý kiến của một số doanh nghiệp tại các doanh nghiệp có sử dụng nhân lực do trường đào tạo tại các tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh. Đề tài đề xuất xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực của những người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp được đào tạo hệ TCCN và công nhân như sau:

- Trình độ chuyên môn: Thể hiện qua việc nắm vững chuyên môn được đào tạo hay không, mức độ vững vàng về chuyên môn có đáp ứng được mong đợi của xã hội hay không, chuyên môn có đủ để làm việc ngay hay phải được đào tạo thêm...

- Kỹ năng thực hành: Người được đào tạo có khả năng ứng dụng chuyên môn vào việc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống, trong hoạt động nghề nghiệp hay không, có khả năng làm và tự tạo việc làm hay không, khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính như thế nào ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-37-

- Năng lực sáng tạo: Trong công việc thường xuyên đưa ra những sáng kiến (thể hiện sự khác lạ và tính độc đáo) trong công việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hay không, hay chỉ biết bảo sao làm vậy ...

- Năng lực hợp tác: Trong công việc thường ngày có biết cách cùng phối hợp với những người khác, với đồng nghiệp hay chỉ khép kín trong ốc đảo của mình? Có biết lắng nghe và chấp nhận đồng nghiệp cũng như khả năng và mức độ tham gia giải quyết các vấn đề chung của nhóm.

- Năng lực truyền thông: có biết cách sử dụng ngôn ngữ bằng lời và không bằng lời để diễn đạt những ý kiến của mình cho người khác hiểu và chấp nhận hay không, có khả năng thương lượng và đàm phán hay không...

- Phẩm chất đạo đức - nhân văn: Là người có tính trung thực hay không, có tinh thần trách nhiệm hay không, có biết xem trọng lợi ích tập thể hay không, có dám đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình hay không, có biết cùng vui – buồn với bạn bè và đồng nghiệp hay không...

- Khả năng thể lực: Có khả năng làm việc với cường độ cao và có khả năng đứng vững trước những áp lực trong công việc hay không...

Bảng 1.1. Các yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp TCCN

STT Yêu cầu Tỷ trọng (%)

1 Nhiệt tình trong công tác 30,0

2 Sự hợp tác 20,0

3 Sự sáng tạo 14,0

4 Kiến thức chuyên môn 12,0

5 Có cá tính 11,0

6 Các hoạt động ở lĩnh vực khác 6,0

7 Kiến thức trong thực tế 3.5

8 Thứ hạng trong học tập 2,0

9 Uy tín trường đào tạo 1,5

Tổng 100,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tạp chí Update Japan)

Quy trình nghiên cứu đánh giá

Quy trình nghiên cứu khảo sát gồm 9 bước: - Xác định vấn đề nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-38-

- Nghiên cứu lý thuyết; thực hiện thu thập các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc của người lao động ở một số doanh nghiệp.

- Phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên các chuyên gia làm công tác đánh giá năng lực làm việc của người lao động ở một số doanh nghiệp.

- Chuẩn bị điều tra: lập mẫu, lên lịch, liên lạc với đơn vị có sinh viên của trường đang công tác để khảo sát.

- Phỏng vấn thực tế tại doanh nghiệp để thu thập dữ liệu - Hiệu chỉnh dữ liệu, nhập dữ liệu.

- Phân tích dữ liệu - Viết báo cáo sơ bộ

- Thảo luận để tìm ra các biện pháp cụ thể

Kết luận chƣơng 1

Với kết quả nghiên cứu của chương 1 ta có cái nhìn sơ bộ về chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng. Cũng qua đó ta có những cách tiếp cận với vấn đề “chất lượng đào tạo” theo nhiều khía cạnh khác nhau, để từ đó đưa ra phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo một cách tương đối toàn diện. Phương pháp đánh giá này là sự tổng hợp của ba cách đánh giá khác nhau; hay nói một cách khác là tổng hợp đánh giá chất lượng đào tạo dưới ba góc độ khác nhau:

(1) Đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo.

(2) Đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người thụ hưởng là sinh viên - học sinh.

(3) Đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ nhìn nhận của người sử dụng lao động.

Mỗi góc độ đánh giá sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, sự kết hợp này sẽ hạn chế nhược điểm của việc đánh giá và làm tăng tính khách quan trong đánh giá chất lượng đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-39-

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 38 - 42)