Nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 27 - 28)

Nội dung, chương trình đào tạo do Nhà nước quy định và quản lý. Việc tổ chức xây dựng và thống nhất ban hành chương trình khung đào tạo ở cấp vĩ mô là có ý nghĩa quan trọng và thật sự cần thiết. Về nguyên tắc “Chương trình là sự trình bày, diễn tả có hệ thống việc dạy học được dự kiến trong một

khoảng thời gian xác định...”. Về cấu trúc “Chương trình là sự sắp đặt một

cách có hệ thống các môn học và các hoạt động trong khuôn khổ một khóa học” . Một chương trình theo cách hiểu đầy đủ nhất thiết phải có đủ ba thành tố: “Cái mà người học cần, cách thức dạy- học và thời điểm cần thiết để trình

bày các nội dung” . Chính vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình đào

tạo và sắp xếp kiến thức phải theo trình tự của sự nhận thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp trên cơ sở kế thừa và không trùng lặp. Nội dung chương trình đào tạo mang tính thống nhất cao là cần thiết. Tuy nhiên, dạy nghề đáp ứng yêu cầu DN, dạy nghề theo địa chỉ sử dụng, thì sự thống nhất chỉ có ý nghĩa tương đối. CSDN cần xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo hướng thích ứng, mềm dẻo, nội dung chương trình đào tạo xây dựng phải tính đến đầu ra, tiêu chí tuyển dụng của DN “.... đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kĩ năng thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-25-

hành...” . Để chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu DN, cần “Tiếp tục

đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo....

Về nội dung các môn học, mô đun trong dạy nghề; xu hướng vừa tích hợp vừa phân hóa nội dung theo các trình độ khác nhau phù hợp với yêu cầu đào tạo các ngành nghề khác nhau được thể hiện rõ ở phương pháp đào tạo theo mô đun. Một mô đun học nghề là một bộ phận công việc được phân chia hợp lý trong toàn bộ khối kiến thức, kĩ năng của nghề. Nội dung mỗi một mô đun được hình thành trên cơ sở tích hợp các kiến thức từ kỹ thuật cơ sở, kiến thức chuyên môn và những kĩ năng nghề để người học có khả năng thực hiện một công việc hoặc một phần công việc nào đó của nghề. Nội dung môn học, mô đun bảo đảm yêu cầu kế thừa và liên thông, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm hình thành kiến thức và kĩ năng.

Nội dung chương trình đào tạo phải hình thành được những kiến thức, kĩ năng, những phẩm chất mà người lao động cần, xã hội cần, doanh nghiệp cần chứ không phải đào tạo những cái mà CSDN có. Khái niệm chương trình khung trong dạy nghề chỉ là tương đối, đặc biệt trong dạy nghề đáp ứng nhu cầu DN, theo địa chỉ sử dụng thì chương trình khung càng có ý nghĩa tương đối. Việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu DN phải trên cơ sở có sự phối hợp tốt với DN để hướng đến mục tiêu nhằm tăng tỉ lệ nội dung chương trình phần mềm là hết sức cần thiết, thậm chí đối với các khóa bồi dưỡng hoặc sơ cấp nghề nên giảng dạy theo nội dung chương trình đào tạo do DN, người học đề xuất. Nội dung chương trình đào tạo tốt là mang tính thích ứng cao, có khả năng liên thông, cần cho doanh nghiệp, cần cho người học; điều đó là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, giải quyết tốt đầu ra.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 27 - 28)