Chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 43 - 45)

2.1.2.1. Chức năng

- Hiệu trưởng là người đứng đầu Nhà trường, do Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm; là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Trường trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng Bộ Công nghiệp giao hàng năm.

- Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý trường, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân công, đồng thời thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-41-

Giúp việc cho Hiệu trưởng gồm các phòng chức năng và các khoa, trung tâm:

- Phòng Đào tạo giúp Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình thực hiện quá trình đào tạo của Nhà trường.

- Phòng Tài chính - kế toán giúp Hiệu trưởng quản lý công tác tài chính. Lập kế hoạch thu - chi, thực hiện các khoả thu - chi, lập quyết toán hàng quý, hàng năm đúng quy định về chế độ kế toán - tài chính, tổ chức kiểm tra, kiểm kê, đánh giá tài sản theo đúng quy định của Nhà nước.

- Phòng Tổ chức - Hành chính giúp việc cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về công tác cán bộ, bồi dưỡng sắp xếp nhân sự cho bộ máy; Thực hiện các công việc về hành chính.

- Phòng Quản trị - Đời sống giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mua sắm, quản lý và bảo trì các loại thiết bị, cơ sở vật chất; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác an ninh, an toàn Nhà trường.

- Phòng Công tác học sinh – sinh viên giúp Hiệu trưởng trong việc giáo dục và quản lý học sinh, đề xuất và thực hiện các chính sách chế độ ưu đãi, kiến nghị về khen thưởng và kỷ luật học sinh.

- Các Khoa có nhiệm vụ thực hiện tổ chức quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của Nhà trường, quản lý giáo viên và học sinh, tổ chức biên soạn giáo trình các môn học, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ và công nghệ, gắn đào tạo với thực tế sử dụng.

2.1.2.1. Nhiệm vụ

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, công chức và viên chức của Bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-42-

- Đào tạo cán bộ nghiệp vụ kinh tế có trình độ TCCN, trung cấp nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề; mở các lớp đào tạo về tin học, ngoại ngữ cho các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế.

- Liên kết, hợp tác với các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài Bộ để thực hiện việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, thực hành sản xuất, các hoạt động dịch vụ nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên, công nhân viên chức của Trường theo đúng các quy chế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)