Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng đào tạo dƣới góc độ ngƣời sử dụng lao động nhìn nhận về chất lƣợng đào tạo.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 77 - 83)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-75-

Để đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường trong những năm qua, ngoài việc khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm và học sinh Nhà trường, tác giả còn khảo sát ý kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp có sử dụng lao động qua đào tạo tại Trường. Trên thực tế, chất lượng sản phẩm được chính các nhà sản xuất kiểm định và đánh giá thì kết quả đánh giá đó mới chỉ là việc đánh giá một chiều, tính thuyết phục chưa cao, do vậy việc khảo sát đánh giá chất lượng từ phía người tiêu dùng là việc làm cần thiết.

Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử dụng lao động là nhằm khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động được đào tạo tại Trường. Đợt điều tra khảo sát này, tác giả gửi phiếu điều tra (phục lục) tới 10 doanh nghiệp trên địa bàn hai tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh. Phiếu điều tra khảo sát gồm 04 nội dung, đó là:

- Cách thức tuyển dụng: Nội dung này giúp ta thấy được cách thức tuyển dụng phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp, qua đó Nhà trường sẽ định hướng giúp học sinh trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

- Những tiêu chí doanh nghiệp quan tâm ở người lao động khi tuyển dụng lao động: muốn xây dựng mối quan hệ tốt với doanh nghiệp để giải quyết "đầu ra " của mình, thì Nhà trường cần phải biết sự quan tâm của doanh nghiệp đến các tiêu chí đánh giá người lao động như thế nào.

- Đánh giá kỹ năng làm việc theo các tiêu chí (phần chủ yếu của phiếu điều tra): Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá, giúp Nhà trường có cái nhìn thực tế trình độ lao động qua đào tạo tại Trường. Nội dung phiếu điều tra kỹ năng người lao động, được xây dựng theo 08 nhóm:

+ Trình độ chuyên môn (câu 1)

+ Kỹ năng thực hành (từ câu 2 đến câu 4) + Sáng tạo trong công việc (câu 5)

+ Năng lực hợp tác (câu 6 đến câu 7) + Năng lực giao tiếp (câu 8)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-76- + Phẩm chất đạo đức (câu 9 đến 10) + Năng lực sức khoẻ (câu 11)

+ Năng lực khác (câu 12)

- Nội dung cuối cùng là câu hỏi mở: lấy ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo (mang tính tham khảo).

Theo kết quả thống kê qua phiếu khảo sát, thang đo mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá kỹ năng người sử dụng lao động được các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá như sau:

Bảng 2.34. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp theo các tiêu chí khi tuyển dụng lao động

Stt Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ đánh giá (%)

Quan trọng Kém quan trọng

1 Trình độ chuyên môn 90.0 10.0

2 Kỹ năng thực hành 100.0 0,0

3 Năng lực sáng tạo 100,0 0,0

4 Năng lực hợp tác 100,0 0,0

5 Năng lực truyền thông 80,0 20,0

6 Phẩm chất đạo đức 100,0 0,0

7 Khă năng thể lực 90,0 10,0

8 Kỹ năng khác 80,0 20,0

Khi phỏng vấn các nhà quản lý doanh nghiệp, nhiều người cho rằng: năng lực thực tế và sự đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của đơn vị được xem là quan trọng hơn cả, vì trên thực tế các tiêu chí thuộc về phẩm chất và kỹ năng của học sinh tốt nghiệp chưa đáp ứng được công việc, người lao động phải trải qua một khoảng thời gian nhất định (khoảng 01 năm) làm việc thì mới nắm bắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-77-

được công việc. Theo doanh nghiệp các tiêu chí: tinh thần hợp tác và sáng tạo là những yếu điểm hiện nay của người lao động.

Bảng 2.35. Tổng hợp điều tra kỹ năng người lao động theo phiếu điều tra các doanh nghiệp

TT Các kỹ năng làm việc Điểm

đánh giá

1 Kiến thức lý thuyết về chuyên môn làm việc 3,60

2 Kỹ năng thực hành liên quan tới công nghệ được sử

dụng trong cơ sở sản xuất 3,20

3 Kỹ năng đọc và viết báo cáo kỹ thuật 2,90 4 Khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính 2,90 5 Chủ động sáng tạo trong công việc 3.70 6 Biết lắng nghe và học hỏi ở người khác 4,30 7 Biết phối hợp với đồng nghiệp trong công việc 3,40

8 Biết cách diễn đạt ý kiến của mình cho người khác

hiểu và chấp nhận 3,20

9 Có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm hay không 4,10 10 Kỷ luật lao động tốt, làm việc cần cù 3,60 11 Có thể làm việc với cường độ cao 3,20

12 Các kỹ năng khác (tiếp nhận xử lý thông tin nhanh,

tham gia hoạt động xã hội) 3,80

Đánh giá chung về chất lượng đào tạo 3,60 (Nguồn: Khảo sát 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có học sinh của trường)

Nhìn vào số liệu thống kê trong bảng 2.35 ta thấy được mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với kỹ năng người lao động cụ thể như sau:

- Những kỹ năng được đánh giá rất tốt: có điểm đánh giá ở mức 5 không có kỹ năng nào.

- Những kỹ năng được đánh giá tốt: điểm 4 trở lên và nhỏ hơn 5 có hai kỹ năng, cụ thể là kỹ năng biết lắng nghe và học hỏi người khác (câu 6 mức độ hài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-78-

lòng đạt 4,30) và kỹ năng có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm (câu 9 mức độ hài lòng đạt 4,10).

- Những kỹ năng được đánh giá khá: điểm 3 trở lên và nhỏ hơn 4, có 8 kỹ năng, đạt tỉ lệ 66.7%, cụ thể là: kiến thức lý thuyết về chuyên môn làm việc (câi 1 mức hài lòng 3,60), kỹ năng thực hành liên quan đến cơ sở sản xuất (câu 2 mức độ hài lòng đạt 3.20 và 3,00), chủ động sáng tạo trong công việc (câu 5 mức độ hài lòng đạt 3,70), biết phối hợp với đồng nghiệp trong công việc (câu 7 mức độ hài lòng đạt 3,40), biết cách diễn đạt ý kiến của mình cho người khác hiểu và chấp nhận (câu 8 mức độ hài lòng đạt 3.20), kỷ luật lao động tốt, làm việc cần cù (câu 10 mức độ hài lòng đạt 3.60), có thể làm việc với cường độ cao (câu 11 mức độ hài lòng đạt 3,20), kỹ năng khác (câu 12 mức độ hài lòng đạt 3,80 và 3,60)

- Những kỹ năng được đánh giá mức trung bình: 2 điểm trở lên và nhỏ hơn 3 điểm, có 02 kỹ năng đó là kỹ năng đọc và viết báo cáo kỹ thuật (câu 3 mức độ hài lòng đạt 2,90 và 2,70 khả năng sử dụng vi tính, ngoại ngữ (câu 4 mức độ hài lòng đạt 2,90 và 2,60).

- Những kỹ năng được đánh giá là kém: dưới 2 điểm, không có kỹ năng nào Những thông tin về các kỹ năng ở bảng 2.35 rất hữu ích cho Nhà trường trong công tác đào tạo. Vì vậy nhà trường cần tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động hậu đào tạo như: Xúc tiến giới thiệu việc làm, khảo sát thị trường và tìm nguồn xuất khẩu lao động, đánh giá chất lượng học sinh ra trường, mở rộng quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, với mọi thành phần kinh tế và các địa phương, nhằm cải tiến, bổ sung nội dung chương trình, mở rộng và phát triển ngành nghề mới, thu hút đầu vào để phát triển quy mô đào tạo.

Qua kết quả điều tra từ phía doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo tại Trường, đánh giá chung chất lượng đào tạo của Trường ở mức khá. Kết quả khảo sát này càng làm sáng hơn kết quả đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường thông qua việc đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng (mục 2.2.3) và kết quả đánh giá thông qua khảo sát sự hài lòng của người học (mục 2.2.4).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-79-

Kết luận chƣơng 2.

Trên cơ sở lý luận về chất lượng và chất lượng đào tạo được trình bày ở chương 1, để đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, đề tài sử dụng phương pháp khảo sát lấy ý kiến đánh giá từ ba nhóm đối tượng. Đánh giá chung, công tác đào tạo của Trường những năm qua có những ưu điểm và hạn chế sau:

Ưu điểm:

- Công tác tổ chức và quản lý của Nhà trường, đặc biệt là công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu tới các phòng, khoa trong công tác đào tạo được đánh giá là tốt và rất tốt. Điều này làm cả bộ máy hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả đồng thời làm cho người học cảm thấy yên tâm, tin tưởng vào Nhà trường mà họ lựa chọn, góp phần nâng cao vị thế (thương hiệu) của Nhà trường trong hệ thống các cơ sở đào tạo.

- Công tác xây dựng nội dung chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên đánh giá là tốt. đặc biệt Nhà trường đã từng bước cải tiến dần nội dung chương trình đào tạo nhằm phù hợp với các ngành nghề đang được xã hội ưa chuộng.

- Trong những năm gần đây mặc dù nguồn lực còn hạn chế, song Nhà trường cũng đã thực sự quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ dạy và học, đầu tư công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên. Quan tâm đến đời sống của cán bộ, viên chức và học sinh trong trường.

- Công tác quản lý giáo dục học sinh trong những năm qua, mặc dù địa điểm của Trường gần các đô thị lớn như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, gần đường quốc lộ 1 và quốc lộ 5... dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng tiêu cực, nhưng đánh giá chung do có sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Nhà trường, sự cố gắng của phòng Công tác học sinh sinh viên, của đội ngũ giáo viên...công tác quản lý giáo dục học sinh đạt kết quả tốt, ba năm qua không có học sinh nào bị buộc thôi học do vi phạm kỷ luật, do vi phạm các tệ nạn xã hội...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-80-

Hạn chế:

- Do nguồn lực tài chính của Trường còn hạn chế, công tác đầu tư cho cơ sở vật chất chưa cao.

- Tăng cường thời gian đi thực tế tại các doanh nghiệp cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên nghề để nâng cao kỹ năng thực hành trên những thiết bị của công nghệ sản xuất hiện đại.

- Công tác thu hút các nguồn tài trợ từ bên ngoài, các nguồn vốn đầu tư cho công tác đào tạo chưa nhiều.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 77 - 83)