Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 103)

4.2.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò công tác đào tạo nguồn nhân lực

Hiện nay KBNN Lạng Sơn vẫn còn một số cán bộ làm công tác đào tạo chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo với sự phát triển của tổ chức do vậy việc lập kế hoạch đào tạo cũng như đánh giá kết quả đào tạo còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận cán bộ công chức trong đơn vị chưa nhận thức rõ vai trò của đào tạo, bằng lòng với hiện tại, ngại khó, chưa có ý thức cầu tiến trong học tập. Vì vậy trong thời gian tới để có được những giải pháp cụ thể cho hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Kho bạc Lạng Sơn trước hết phải nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong đơn vị về vai trò của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống.

Nội dung chính của giải pháp là:

- Tập trung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức nguồn nhân lực là trung tâm của sự phát triển, có vai trò quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay và trong nền kinh tế tri thức tương lai.

- Nhanh chóng biến nhận thức này thành chủ trương, chính sách và hành động của nhà quản trị thông qua các chính sách ưu tiên, tập trung cho đào tạo. Chính sách ưu tiên cho đào tạo nguồn nhân lực trước hết phải làm cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị nhận thức được ý nghĩa quan trọng của tri thức, kiến thức và kỹ năng, tiếp theo là tạo cơ hội cho mọi người ai có nhu cầu đều được học tập theo điều kiện hoàn cảnh riêng của mình.

Khi mọi người nhận thức đầy đủ và đúng đắn vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực thì đơn vị mới có thế thực hiện một cách có hiệu quả công tác đào tạo.

4.2.2.2. Cải tiến một số hoạt động quản trị nhân lực có liên quan

Các hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức luôn có tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Do vậy muốn thực hiện tốt công tác đào tạo thì Kho bạc cũng phải chú ý hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các hoạt động quản trị nhân lực khác. Trong đó Kho bạc nên chú ý đến hoạt động phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc.

 Về phân tích công việc

Khi tiến hành phân tích công việc, ngoài việc thực hiện theo những nguyên tắc chung trong lý thuyết quản trị nhân sự thì phòng Tổ chức cán bộ cũng cần quan tâm đến đặc thù hoạt động của Kho bạc. Ngoài ra, ở từng chức danh và vị trí công việc, phòng Tổ chức cán bộ phải chủ động thực hiện xác định các kỹ năng riêng có. Có thể lựa chọn trên cơ sở các loại kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng quản lý (thuộc về các công việc có chức năng lập kế hoạch, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra giám sát), kỹ năng về kỹ thuật (thuộc về một lĩnh vực khoa học cụ thể ví dụ như cán bộ tin học), kỹ năng chuyên môn (thuộc về những am hiểu kỹ năng thao tác trong chuyên môn tương ứng với từng vị trí nghiệp vụ Kho bạc), kỹ năng thao tác trực tiếp (thuộc về những người lao động làm việc chủ yếu dựa vào sự khéo léo của đôi tay (cụ thể như thủ quỹ,

văn thư…), kỹ năng sắp xếp phân loại,…. Các kỹ năng này cũng được chia ra các mức độ thành thạo, bán thành thạo, không thành thạo. Đối với từng vị trí công việc, yêu cầu về mức độ của các kỹ năng có thể khác nhau. Chẳng hạn như với vị trí thủ quỹ thì quan trọng nhất và có mức độ thành thạo là kỹ năng thao tác trực tiếp, sau đó đến kỹ năng sắp xếp và phân loại…

 Về đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực, cũng được xem là nền tảng cho các hoạt động khác. Ở Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn, việc đánh giá này chủ yếu được thực hiện thông qua bình bầu thi đua do vậy công tác đánh giá thực hiện công việc không được thực hiện một cách khoa học và chuyên nghiệp. Kho bạc cần nghiên cứu việc xây dựng các quy định cụ thể và hệ thống lại các tiêu chuẩn đánh giá. Khi xây dựng và thực hiện chương trình đánh giá, ngoài việc tuân thủ và thực hiện đúng các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết quản trị nhân sự, Kho bạc Lạng Sơn cần quan tâm đến một số đặc điểm của hoạt động Kho bạc chi phối đến công tác đánh giá để từ đó xây dựng chương trình đánh giá phù hợp, hiệu quả. Nếu được thực hiện một cách khoa học thì đây sẽ là nguồn đánh giá tin cậy về kết quả thực hiện công việc của cán bộ Kho bạc, đồng thời là cơ sở cải thiện đáng kể chất lượng hành chính công tại Kho bạc Lạng Sơn.

4.2.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo

Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là nhân tố không thể thiếu để tổ chức thực hiện thành công các chương trình đào tạo. Hiện nay do nguồn kinh phí dành cho hoạt động đào tạo còn hạn chế nên Kho bạc Lạng Sơn chưa xây dựng được trụ sở riêng dành cho công tác đào tạo. Trong thời gian tới để nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực Kho bạc Lạng

Sơn cần đầu tư hơn nữa cho vào cho cơ sở vật chất phục vụ đào tạo mà cụ thể là xin cấp kinh phí để đầu tư xây dựng trụ sở riêng dành cho hoạt động đào tạo.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 103)