Đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 86)

Công tác đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo tại Kho bạc tỉnh Lạng Sơn mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về số lường học viên tham gia và tổng hợp kết quả học tập của học viên. Còn sau đó, việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng học được vào công việc thực tế như thế nào, sự thỏa mãn của người học với chương trình ra sao… thì chưa quan tâm đến. Đây là nguyên nhân chính khiến cho công tác đào tạo nhiều khi chưa đem lại hiệu quả.

Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch về số lượng học viên tham gia tại KBNN Lạng Sơn từ năm 2008 – 2012

Đơn vị tính: Lượt người

Nội dung đào tạo KHNăm 2008TH KHNăm 2009TH KHNăm 2010TH KHNăm 2011TH KHNăm 2012TH 1. Chuyên môn nghiệp vụ

1.1. Sau đại học 1 1 2 2 1 1 0 0 1 1 1.2. Đại học 17 16 12 12 18 16 13 13 11 11 1.3. Cao đẳng 2 2 3 3 1 1 1 1 0 0 1.4. Tập huấn nghiệp vụ 47 45 44 41 82 75 94 91 120 111 2. Lý luận chính trị 2.1. Cao cấp 0 0 1 1 0 0 0 0 1 1 2.2. Cử nhân 2 2 6 6 5 5 7 7 3 3 3. Quản lý Nhà nước

3.1. Chuyên viên cao cấp 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1

3.2. Chuyên viên chính 4 4 7 7 3 3 4 4 5 5 3.3. Chuyên viên 12 11 10 10 10 8 11 11 12 12 4. Tin học 28 28 34 33 36 33 35 37 31 36 5. Ngoại ngữ 31 33 36 36 39 39 44 41 45 45 6. Kiến thức bổ trợ 67 65 62 60 78 70 67 58 74 61 Tổng 212 208 217 211 273 251 276 263 304 287 % thực hiện kế hoạch 98.11 97.24 91.94 95.29 94.41 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Lạng Sơn

Nhìn chung việc xác định số lượng học viên tham gia các khóa đào tạo tương đối chính xác với tỷ lệ thực hiện kế hoạch thường xuyên trên mức 90%. Ba năm từ 2010 đến 2012 có tỷ lệ thực hiện kế hoạch thấp hơn các năm còn lại, đặc biệt là năm 2010 (91.94%). Nguyên nhân là do nội dung đào tạo hàng năm gần như không có sự thay đổi lớn nên lãnh đạo các phòng thường không thực hiện nghiêm túc việc xác định cầu đào tạo mà chỉ dựa trên nhận định cá nhân theo thông lệ hàng năm. Do vậy, khi có các chương trình đào tạo mới (chẳng hạn như tập huấn nghiệp vụ tabmis, cam kết chi và phối hợp thu Ngân sách Nhà nước trong các năm 2010, 2011, 2012) thì lãnh đạo các phòng có sự lúng túng trong việc xác định cầu đào tạo.

 Về kết quả học tập của học viên

Theo số liệu thống kê kết quả học tập của học viên các khóa từ năm 2008 - 2012 đều thấy điểm thi của học viên ở các khóa đào tạo đặc biệt là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thường rất cao (khoảng 80% học viên tham gia khóa học đạt điểm 70/100). Lấy kết quả thi nghiệp vụ kế toán năm 2012 làm ví dụ minh chứng.

Kết quả căn cứ trên thang điểm 100

Thang điểm Xếp loại Số lượng (Người)Kết quả Tỷ lệ (%)

Trên 85 Xuất sắc 8 13.8 80 - 84 Giỏi 11 19.0 70 -79 Khá 33 56.9 50 - 60 Trung bình 6 10.3 Dưới 50 Yếu 0 0 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Lạng Sơn

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu kết quả thi nghiệp vụ kế toán năm 2012 tại KBNN Lạng Sơn

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN tỉnh Lạng Sơn)

Kết quả thi nghiệp vụ kế toán đạt loại khá trở lên chiếm 89,7% tổng số học viên tham gia khóa học, trong đó có 13,8% học viên đạt loại xuất sắc. Chỉ có trên 10% tổng số học viên đạt loại trung bình và không có học viên nào đạt loại kém.

 Về khả năng xử lý công việc sau đào tạo

Nhìn chung theo đánh giá của cả học viên và cán bộ quản lý trực tiếp đều cho thấy khả năng giải quyết công việc của cán bộ công chức được cải thiện sau quá trình đào tạo.

Luận văn tiến hành phỏng vấn 30 cán bộ quản trị (từ cấp phó phòng trở lên) cho thấy hầu hết đều cho rằng sau khi đào tạo khả năng làm việc cho họ đã tăng lên tuy mức độ tăng là khác nhau (mức điểm từ 1 đến 4 thể hiện mức độ hoàn thành công việc tăng dần của nhân viên)

Biểu đồ 3.6: Kết quả cho điểm khả năng xử lý công việc sau đào tạo của nhân viên

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Tỷ lệ cho điểm 1 và 2 cao nhất là ở tiêu chí ý thức tổ chức bởi đã làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước thì ý thức tổ chức là một trong những phẩm chất mà buộc cán bộ công chức nào cũng phải có. Mức độ thành thạo trong công việc cũng là tiêu chí không có sự thay đổi rõ. Gần 60% số nhà quản trị được hỏi cho rằng sau quá trình đào tạo thì mức độ thành thạo công việc của nhân viên không thay đổi đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nội dung chương trình đào tạo mới chỉ chú trọng đến việc cung cấp kiến thức mang nặng tính lý thuyết mà ít được thực hành. Do vậy, sau khi được đào tạo nhân viên vẫn chưa vận dụng thành thạo những kiến thức đã học vào giải quyết công việc thực tiễn vì vậy tốc độ xử lý công việc chưa được thay đổi nhiều. Về chất lượng công việc có sự tăng lên sau đào tạo. Khoảng 13% số nhà quản trị được hỏi cho rằng chất lượng công việc đạt được không thay đổi, 33% cho rằng có sự thay đổi nhưng không nhiều. Theo đánh giá của các nhà quản trị thì kỹ năng mềm là tiêu chí có sự thay đổi rõ ràng nhất là với tỷ lệ cho điểm 3 và 4 đạt đến 60%.

Tóm lại, công tác đào tạo trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Kho bạc Lạng Sơn có trình độ chuyên môn cao hơn, khả năng giải quyết công việc tốt hơn. Tuy nhiên đơn vị cũng cần quan tâm hơn nữa đến hiệu quả của công tác này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 86)