Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 43)

2.3.2.1. Xây dựng chương trình đào tạo

Việc xây dựng chương trình được thực hiện theo 5 bước sau đây: Bước 1: Xác định mục tiêu đào tạo

Là việc xác định các kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo bao gồm: những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo, số lượng và cơ cấu học viên, thời gian đào tạo. Một mục tiêu đào tạo tốt phải đảm bảo nguyên tắc SMART, tức là: Cụ thể (Specific), đo lường được (Measurable), khả thi (Achievable), hợp lý (Relevant), và có hạn định thời gian (Timebound).

Bước 2: Lựa chọn đối tượng đào tạo

Lựa chọn đối tượng đào tạo là lựa chọn người cụ thể để đào tạo. Đây là công việc khó khăn do nguồn kinh phí có hạn, không phải người nào cũng cho đi đào tạo. Do đó tổ chức cần xác định và lựa chọn một cách chính xác những người cần đào tạo thông qua quan sát của người quản lý, dự báo tác dụng của đào tạo tới việc làm thay đổi hành vi thái độ và khả năng của những người được cử đi đào tạo.

Bước 3: Xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn hình thức đào tạo Xây dựng nội dung chương trình là việc xây dựng kết cấu các chuyên đề cần thiết cho việc đào tạo, thời lượng cho một chuyên đề, thời gian cung cấp trên cơ sở đó lựa chọn hình thức và phương pháp đào tạo thích hợp.

Bước 4: Dự tính chi phí đào tạo

Chi phí đào tạo phải được dự tính chi tiết và hợp lý cho từng khoản mục dựa trên nguồn kinh phí dành cho hoạt động đào tạo.

Bước 5: Lựa chọn giảng viên

Giảng viên thực hiện công tác giảng dạy có thể được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau (nguồn bên trong tổ chức và nguồn giáo viên bên ngoài tổ chức). Giảng viên bên trong doanh nghiệp gồm những nhà quản trị có kinh nghiệm hoặc những người có thâm niên công tác tham gia hướng dẫn hay từ những gương điển hình sáng tạo tạo tổ chức. Việc lựa chọn những giảng viên này có ưu điểm là các kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc được cung cấp cho học viên mang tính thực tế cao đồng thời tiết kiệm chi phí tuy nhiên họ thương thiếu kỹ năng sư phạm. Việc lựa chọn giảng viên bên ngoài có lợi thế là các kiến thức thông tin mà người học thu được là hệ thống và có tính cập nhật nhưng thường sẽ nặng về lý thuyết và không sát thực tế của tổ chức, hơn nữa chi phí thường khá cao. Tùy từng chương trình cụ thể mà có phương án lựa chọn giảng viên phù hợp.

Sơ đồ 2.4: Quy trình xây dựng chương trình đào tạo

(Nguồn: Tác giả luận văn)

2.3.2.2. Tổ chức và kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình đào tạo Khi đưa kế hoạch chương trình đào tạo vào thực hiện, việc trước nhất cần làm là xây dựng bộ máy thực hiện chương trình đào tạo. Bộ máy này chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác tổ chức lớp học và theo dõi quá trình học tập; phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo chương trình đào tạo được thực hiện theo đúng kế hoạch với hiệu quả cao. Đồng thời, bộ máy thực hiện chương trình đào tạo cần thường xuyên tiến hành kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình nhằm phát hiện những sai lệch so với kế hoạch để đưa ra những điều chỉnh kịp thời.

Kết thúc mỗi khóa đào tạo bộ máy thực hiện chương trình tiến hành Lựa chọn đối tượng đào tạo

Xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn hình thức đào tạo

Dự tính chi phí đào tạo

Lựa chọn giảng viên Xác định mục tiêu đào tạo

đánh giá chương trình đào tạo. Nội dung đánh giá bao gồm:

- Kết quả học tập của học viên: Thông qua một bài kiểm tra cuối khóa học để đánh giá chất lượng học tập của học viên trong lớp xem họ đã nắm được gì sau khóa học và đối chiếu với những mục tiêu đề ra.

- Đánh giá của học viên về chương trình: Người học suy nghĩ như thế nào về việc đào tạo trước, trong và cuối khóa đào tạo.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 43)