Đào tạo ngoài công việc (Off.J.T)

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 36)

Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế bao gồm các phương pháp dưới đây.

Sơ đồ 2.2: Các phương pháp đào tạo ngoài công việc

(Nguồn: Tác giả luận văn)

Các lớp tập trung tại tổ chức

Theo phương pháp này, để truyền đạt kiến thức cho học viên các tổ chức thiết kế chương trình đào tạo thành các lớp học tại công ty.

- Ưu điểm: chủ động trong việc bố trí thời gian, nội dung đào tạo phù hợp với tổ chức.

- Nhược điểm: tổ chức phải có các trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc đào tạo, đòi hỏi cao đối với bộ máy tổ chức thực hiện chương trình.

Đào tạo theo kiểu học nghề

Theo phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết trên lớp. Sau đó, các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm, được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. Phương pháp này dùng để dạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân.

- Ưu điểm: Không ảnh hưởng tới việc thực hiện công việc thực tế; việc học được dễ dàng hơn; học viên được trang bị một lượng khá lớn các kiến thức và kỹ năng.

ĐÀO TẠO NGOÀI CÔNG VIỆC Học ở các trường chính quy Hội nghị, hội thảo Mô hình hóa hành vi ĐT kiểu chương trình hóa ĐT theo kiểu học nghề Các lớp tập trung tại tổ chức

- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian; chi phí lớn; có thể không liên quan trực tiếp tới công việc; đào tạo sẽ phản tác dụng nếu người dạy có trình độ thấp.

Các phương pháp này thực chất là sự kèm cặp của công nhân lành nghề đối với người học và là phương pháp thông dụng ở Việt Nam.

Cử đi học ở các trường chính quy

Các tổ chức cũng có thế cử người lao động đến học tập ở các trường dạy nghề hoặc quản lý do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức. Trong phương pháp này người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn thực hành.

- Ưu điểm: Không ảnh hưởng tới việc thực hiện công việc của người khác, của bộ phận; học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống cải cách kiến thức lý thuyết và thực hành.

- Nhược điểm: Tốn kém thời gian và kinh phí đào tạo.

Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo

Phương pháp này thường được tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, khả năng xếp đặt mục tiêu, khả năng kích thích, động viên nhân viên, khả năng ra quyết định…

Các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một hội nghị bên ngoài; có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm qua đó họ học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tổ chức; không đòi hỏi phương tiện trang thiết bị riêng.

Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính

Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại ngày nay mà nhiều công ty ở nhiều nước đang sử dụng rộng rãi. Theo phương pháp này, các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo các hướng dẫn của máy tính. Phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần có người dạy.

- Ưu điểm:

+ Có thể sử dụng để đào tạo nhiều kỹ năng mà không cần người dạy. + Học viên có điều kiện học hỏi cách giải quyết các tình huống giống với thực tế mà chi phí lại thấp hơn nhiều.

+ Cung cấp cho người học viên mọi cơ hội học tập trong thời gian linh hoạt, nội dung đào tạo đa dạng và tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân; đặc biệt là cung cấp tức thời những phản hồi đối với câu trả lời của người học là đúng hay sai và sai ở đâu thông qua việc cung cấp lời giải ngay sau câu trả lời của bạn.

+ Việc học tập diễn ra nhanh hơn.

+ Phản ánh nhanh nhạy hơn và tiến độ học và trả bài là do học viên quyết định.

- Nhược điểm:

+ Tốn kém (chỉ hiệu quả về chi phí khi sử dụng cho số lớn học viên). + Yêu cầu nhân viên đa năng để vận hành.

Mô hình hoá hành vi

Đây là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết kế sẵn để mô hình hoá các hành vi hợp lý trong những tình huống đặc biệt. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp đào tạo này cần chú ý chuẩn bị tình huống kỹ

lưỡng trước khi thảo luận trên lớp; đồng thời cũng nên đưa ra các tình huống thật từ trong hoạt động của công ty. Điều này làm cho học viên hứng thú với tình huống, giúp học viên hiểu thêm về công việc trong các tổ chức và dễ dàng chuyển các kiến thức đã học thành kinh nghiệm cho công tác.

Những ưu, nhược điểm của phương pháp đào tạo ngoài công việc:

 Ưu điểm: Học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành; nâng cao tính sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề một cách thực tế.

 Nhược điểm: Đào tạo ngoài công việc khó áp dụng cho công nhân vì tính thực tế bị hạn chế (chủ yếu là học về lý thuyết); đòi hỏi chi phí cao và tốn nhiều thời gian.

Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng. Dó đó tổ chức sẽ căn cứ vào đặc điểm tình hình của mình để chọn ra được những phương pháp đào tạo thích hợp nhất nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w