3.3.2.1. Xây dựng chương trình đào tạo Về mục tiêu chương trình đào tạo
Đa số các mục tiêu chưa lượng hóa được kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo. Trong số các kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo, Kho bạc tỉnh mới chỉ chú ý đến số lượng, cơ cấu học viên và thời gian đào tạo còn những kỹ năng cụ thể cần đạt được đào tạo vẫn được xác định cụ thể và chủ yếu mang tính định tính. Điều đó gây khó khăn cho công tác đánh giá sau này.
Về việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo
Việc xây dựng nội dung chương trình do phòng Tổ chức cán bộ của Kho bạc tỉnh phụ trách. Nội dung đào tạo chủ yếu theo yêu cầu của Kho bạc trung ương, chưa có sự sáng tạo để phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tế của đơn vị.
Bảng 3.6: Các chương trình đào tạo tại KBNN Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2012
Năm
Chương trình đào tạo
Tên chương trình Đối tượng Thời
gian
Năm 2008
Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý Lãnh đạo và quy hoạch lãnh đạo phòng, huyện
2 tháng
Tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi Cán bộ kiểm soát chi 3 ngày
Đào tạo tin học cơ bản Công chức, viên chức và tương đương 1 tháng
Tập huấn phòng cháy chữa cháy Công chức, viên chức và tương đương 1 ngày Đào tạo sử dụng công cụ hỗ trợ và nghiệp vụ bảo
vệ
Bảo vệ nội bộ 1 ngày
Năm 2009
Tin học cơ bản Công chức viên chức 1 tháng
Tập huấn nghiệp vụ Kho quỹ Cán bộ Kho quỹ 2 ngày
Bồi dưỡng văn minh công sở, văn hóa nghề nghiệp Cán bộ công chức, viên chức 2 ngày
Tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi Cán bộ kiểm soát chi 3 ngày
Ngoại ngữ Công chức viên chức 1 tháng
Năm 2010
Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán Cán bộ kế toán 3 ngày
Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát chi Cán bộ kiểm soát chi 3 ngày
Tập huấn chương trình TABMIS Công chức, viên chức 20 ngày
Tin học cơ bản Công chức, viên chức 1 tháng
Ngoại ngữ, tiếng dân tộc Công chức, viên chức 1 tháng
Tập huấn nghiệp vụ lập hồ sơ công việc văn thư lưu trữ
Năm 2011
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án XDCB 6 ngày
Nghiệp vụ đấu thầu Cán bộ phòng đầu tư xây dựng cơ bản,
hành chính quản trị
5 ngày
Tập huấn chương trình TABMIS Công chức viên chức 20 ngày
Tập huấn nghiệp vụ cam kết chi NSNN Công chức viên chức 10 ngày
Tập huấn sử dụng phần mềm IMASTC 1.0 Cán bộ phòng Kế toán và Tin học 5 ngày
Tin học cơ bản Công chức, viên chức 1 tháng
Ngoại ngữ, tiếng dân tộc Công chức, viên chức 1 tháng
Năm 2012
Kỹ năng lãnh đạo quản lý Lãnh đạo và quy hoạch lãnh đạo cấp phòng, huyện
9 ngày Tập huấn về cam kết chi NSNN Công chức, viên chức và tương đương 10 ngày
Đào tạo sử dụng TABMIS Công chức, viên chức và tương đương 20 ngày
Tập huấn về chế độ kế toán Cán bộ kế toán 2 ngày
Tập huấn về nghiệp vụ Thanh toán song phương và phối hợp thu NSNN
Công chức làm công tác kế toán thanh toán
2 ngày Ngoại ngữ, tiếng dân tộc Công chức, viên chức và tương đương trở
lên
1 tháng Đào tạo sử dụng hệ thống thông tin quản lý NSNN Cán bộ kế toán và kiểm soát chi 3 tháng Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý NSNN Lãnh đạo KBNN cấp tỉnh, huyện 10 ngày Đào tạo về chính sách và quy định về an toàn thông
tin
công chức viên chức và tương đương 3 ngày
Quan sát bảng 3.6 ta thấy các chương trình đào tạo nguồn nhân lực tại Kho bạc Lạng Sơn qua các năm không thay đổi nhiều. Nội dung của mỗi chương trình còn nặng tính lý thuyết, thiếu thực hành và kỹ năng làm việc thực tế nên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Chẳng hạn như chương trình tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên năm 2011.
Bảng 3.7: Nội dung chương trình tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN năm 2011
- Thời gian: Sáng từ 7h30 - 11h15; Chiều từ 13h30 - 16h30 - Thời gian nghỉ giữa mỗi buổi là 15 phút
Thời gian Nội dung Thực hiện
Ngày 12/11/2011
Sáng
Khai mạc hội nghị Lãnh đạo KBNN tỉnh Kiểm soát chi thường
xuyên NSNN Đ/c La Thị PhươngPhó phòng Kế toán Quy trình giao dịch một
cửa trong KSC thường xuyên NSNN theo QĐ số 1116/KBNN
Đ/c Nguyễn Đức Hiền Trưởng phòng Kế toán
Chiều
Kiểm soát một số khoản
chi đặc thù Đ/c Đào Kim OanhPhó phòng Kế toán Chi chuyển giao NSNN,
chi chuyển nguồn Đ/c Lương Tố NgaCV phòng Kế toán KSC Ngân sách xã Đ/c Đồng Thu Hương
Phó phòng Giao dịch Ngày 13/11/2011
Sáng
Hướng dẫn thu NSNN
theo Thông tư
85/2011/TT-BTC
Đ/c Hà Thu Hằng
Trưởng phòng Giao dịch KSC theo NQ11, công
văn số 14355 Đ/c Nguyễn Đức Hiền KSC chương trình mục
tiêu Đ/c La Thị Phương
Chiều Thực hành nghiệp vụ trênmáy tính Đ/c Đào Mạnh Hùng Giải đáp thắc mắc Ban tổ chức
14/11/2011
Sáng Thi nghiệp vụBế giảng Ban tổ chứcLãnh đạo KBNN Lạng Sơn
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Lạng Sơn
Kho bạc Lạng Sơn cho kết quả khá tích cực, với tỉ lệ đánh giá ở mức “Rất tốt” và “Tốt” đạt 60%.
Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung các chương trình đào tạo KBNN Lạng Sơn tổ chức
STT Chỉ tiêu Số lượngÝ kiến đánh giáTỷ lệ (%)
1 Rất tốt 4 13.3
2 Tốt 14 46.7
3 Trung bình 10 33.3
4 Kém 2 6.7
Tổng số 30 100
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát bảng hỏi
Biểu đồ 3.2: Tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung các chương trình đào tạo KBNN Lạng Sơn tổ chức
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)
Tuy nhiên, cũng qua số liệu trên số ý kiến đánh giá ở mức “Trung bình” và kém còn chiếm tỷ lệ 12/30 cán bộ được hỏi (40%). Nguyên nhân là do nội dung chương trình đào tạo ít có sự thay đổi, tính cập nhật kiến thức chưa cao. Đây là vấn đề hóc búa đối với các cán bộ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực của Kho bạc Lạng Sơn.
Kho bạc Lạng sơn hiện đang áp dụng cả phương pháp đào tạo trong công việc và ngoài công việc. Các phương pháp đào tạo đang được áp dụng hiện nay chưa phong phú nhưng việc lựa chọn, áp dụng phương pháp đào tạo nhìn chung là phù hợp với mục tiêu, đối tượng đào tạo. Trong đó phổ biến lựa chọn theo cách thức sau:
- Để cung cấp, trang bị các kiến thức nền tảng, cơ bản trong thực hiện công việc (thường dành cho cán bộ mới tuyển dụng hoặc cán bộ đang trong thời gian tiếp cận với vị trí nghiệp vụ mới) thì phương pháp phổ biến được lựa chọn là đào tạo trong công việc mà cụ thể là kèm cặp, chỉ dẫn công việc.
- Để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Kho bạc Lạng Sơn thường áp dụng phương pháp đào tạo ngoài công việc. Tùy theo mức độ và khối lượng kiến thức cần trang bị để lựa chọn hình thức đào tạo ngắn hạn hay dài hạn. Nếu là đào tạo ngắn hạn thì thường là các lớp do Kho bạc trung ương hoặc Kho bạc tỉnh tổ chức. Nếu cần đào tạo dài hạn thì thường cử cán bộ đi học tại các trường chính quy.
Bảng 3.9: Số lượng học viên phân theo hình thức đào tạo tại KBNN Lạng Sơn từ 2008- 2012
Đơn vị tính: Lượt người
Hình thức đào tạo Năm2008 Năm2009 Năm2010 Năm2011 Năm2012
Kèm cặp, chỉ dẫn công việc 5 4 4 11 7
Học tập trung tại đơn vị 294 329 354 336 348
Học tại các trường chính quy 19 17 18 14 12
Tổng 318 350 376 361 367
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Lạng Sơn
Về dự tính kinh phí đào tạo
Căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo năm phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với phòng Tài vụ lập dự toán kinh phí đào tạo dựa trên các quy định về phạm vi nội dung sử dụng kinh phí. Phạm vi nội dung sử dụng kinh phí được quy định
cụ thể tại quyết định số 227/QĐ - KBNN về quy chế quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong hệ thống Kho bạc Nhà nước. Theo đó kinh phí chi cho hoạt động đào tạo gồm:
a) Chi tổ chức các lớp đào tạo về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ,… ở trong nước cho cán bộ công chức.
b) Chi các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý đào tạo cán bộ công chức của Kho bạc: Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị; Chi đi công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo cán bộ công chức hàng năm; Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đào tạo.
c) Chi các hoạt động quản lý trực tiếp công tác đào tạo cán bộ công chức của các đơn vị KBNN được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo cán bộ công chức:
- Chi khảo sát, điều tra, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp trong trường hợp phải tổ chức lớp ở xa.
- Chi làm thêm giờ của cán bộ quản lý lớp (nếu có).
- Chi tổ chức các cuộc họp nhằm đánh giá kết quả, hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngay sau khi kết thúc khóa học.
- Chi phục vụ quản lý, điều hành lớp học.
- Chi khen thưởng cho học viên đạt thành tích cao.
d) Chi hỗ trợ một phần tiền học phí, mua giáo trình cho cán bộ công chức được cử đi học trung cấp, cao đẳng, đại học và đi đào tạo sau đại học (đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ và của KBNN):
e) Kinh phí đào tạo không sử dụng để:
- Chi đào tạo cán bộ công chức không thuộc phạm vi KBNN Lạng Sơn quản lý (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ và dự toán ngân sách để thực hiện đào tạo cán bộ công chức không thuộc phạm vi quản lý).
- Chi hoạt động bộ máy và chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo thuộc KBNN Lạng Sơn quản lý.
- Chi công tác phí cho cán bộ công chức trong thời gian học tập, đào tạo, bồi dưỡng.
Thủ trưởng đơn vị cử cán bộ công chức đi học theo đúng đối tượng được sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên trong dự toán được giao hàng năm và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị để chi hỗ trợ cho CBCC được cử đi học các khoản sau:
- Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập một lượt đi và về cho toàn khóa học và các kỳ nghỉ lễ; nghỉ tết nguyên đán.
- Chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho CBCC trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ).
+ Đối với các lớp học tổ chức tại cơ sở đào tạo của Trường Nghiệp vụ Kho bạc: Trường Nghiệp vụ Kho bạc bố trí chỗ nghỉ. Trường hợp chỗ nghỉ của Trường không đủ bố trí phải thuê ngoài thì thanh toán theo mức thu của đơn vị bố trí chỗ nghỉ nhưng không được quá mức quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính.
+ Đối với lớp học trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học và lý luận chính trị: hỗ trợ theo giá ký túc xá của cơ sở đào tạo.
+ Đối với các lớp học tổ chức ở các cơ sở đào tạo khác: hỗ trợ theo mức giá quy định của cơ sở đào tạo.
Các khoản chi hỗ trợ này phải đảm bảo không vượt quá mức chi hiện hành của Bộ Tài chính, KBNN. Ngoài hai khoản chi hỗ trợ nêu trên, Thủ trưởng các đơn vị cử CBCC đi học không được chi hỗ trợ cho CBCC đi học vượt định mức hoặc các nội dung khác.
f) Trường hợp KBNN tỉnh được giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhưng không có cơ sở đào tạo, không có điều kiện tự tổ chức
lớp phải gửi cán bộ công chức đi đào tạo ở các cơ sở đào tạo khác thì đơn vị thanh toán các khoản chi phí đào tạo theo hợp đồng dịch vụ ký kết giữa đơn vị với cơ sở đào tạo đó (hoặc theo chứng từ thu của cơ sở đào tạo kèm theo thông báo chi tiết các chi phí đào tạo) nhưng đảm bảo các nội dung chi phí không vượt quá định mức chi quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong hệ thống KBNN.
Việc dự tính kinh phí đào tạo do phòng Tổ chức cán bộ và phòng Tài vụ phối hợp thực hiện. Kế hoạch về chi phí được lập cụ thể, chi tiết cho từng khoản mục. Dưới đây là ví dụ về dự toán chi phí cho chương trình đào tạo an toàn thông tin năm 2012.
Bảng 3.10: Dự toán chương trình đào tạo an toàn thông tin năm 2012
STT Nội dung Đơn
vị SL Số
ngày Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Tiền ăn đại biểu huyện Người 69 1.5 130.000 13.455.000
2 Tiền ngủ đại biểu
huyện Người 17 1 250.000 4.250.000 42 người ngủ tạiNhà khách KB 3 Tiền thuê máy chiếu Chiếc 1 2 2.200.000 4.400.000
4 Tiền nước uống người 131 1 30.000 3.930.000 5 Tiền thuê giảng viên Buổi 2 2 500.000 2.000.000
7 Khẩu hiệu Chiếc 1 2 400.000 800.000
8 Tài liệu Quyển 131 1 39.000 5.109.000 9 Văn phòng phẩm Bộ 131 1 17.000 2.227.000
10 Hoa tươi Bát 2 2 65.000 260.000
Tổng cộng 36.431.000
Nguồn: Phòng Tài vụ KBNN tỉnh Lạng Sơn
Trong những năm qua, việc lập dự toán được Kho bạc Lạng Sơn thực hiện khá tốt. Kinh phí thực tế chi cho hoạt động đào tạo tương đối sát với dự toán. Riêng năm 2010 việc dự tính kinh phí chưa thật sự sát với kinh phí đào tạo thực tế (tỷ lệ thực hiện kế hoạch là 110.12%). Nguyên nhân bởi năm 2010 là năm đầu tiên tổ chức chương trình đào tạo nghiệp vụ hoàn toàn mới đó là chương trình tabmis.
Bảng 3.11: Kinh phí đào tạo tại KBNN Lạng Sơn từ năm 2008 – 2012
Chỉ tiêu 2008Năm 2009Năm 2010Năm Năm2011 2012Năm
Dự toán 39.710 40.370 131.400 241.800 323.100
Thực chi 38.000 41.560 144.700 253.690 317.850
% Thực hiện kế hoạch 95.69 102.95 110.12 104.92 98.38
Nguồn: Phòng Tài vụ KBNN Lạng Sơn
Biểu đồ 3.3: Kinh phí đào tạo tại KBNN Lạng Sơn từ năm 2008 – 2012
(Nguồn: Phòng Tài vụ KBNN Lạng Sơn)
Về lựa chọn giảng viên
Hiện nay, phần lớn đội ngũ giảng viên của các chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo bên ngoài cung cấp. Khi ký các hợp đồng đào tạo, Kho bạc tỉnh cũng chưa quan tâm nhiều đến việc đánh giá chất lượng giáo viên mà giao toàn quyền cho cơ sở đào tạo. Trên thực tế, các cơ sở đào tạo được đơn vị lựa chọn đều là những đơn vị có uy tín với đội ngũ giảng viên có học vị cao, có uy tín về chuyên môn và khả năng sư phạm. Đội ngũ giảng viên kiêm chức thường chỉ được lựa chọn để giảng dạy các chương trình tập huấn nghiệp vụ đơn giản.
Khảo sát bảng hỏi đánh giá về chất lượng giáo viên của các chương trình đào tạo do Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn tổ chức, nhìn chung cho kết quả khá tốt, với tỷ lệ đánh giá ở mức độ “Xuất sắc” và “Tốt” đối với khả năng