Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn. Nhờ đó cho người được đào tạo trực tiếp có thể nắm bắt được kỹ năng làm việc và nâng cao một cách hiệu quả năng lực công tác. Phương pháp này thích hợp cho việc đào tạo kỹ thuật.
Sơ đồ 2.1: Các phương pháp đào tạo trong công việc
(Nguồn: Tác giả luận văn)
Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản trị. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn của người dạy.
- Ưu điểm: Giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cần thiết được dễ dàng hơn; không cần phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập.
- Nhược điểm: Can thiệp vào sự tiến hành công việc; chỉ học những kỹ năng được chỉ dạy, hạn chế khả năng sáng tạo của học viên.
Kèm cặp và chỉ bảo
Phương pháp này thường dùng để giúp các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn. Có ba kiểu kèm cặp:
Chỉ dẫn công việc ĐÀO TẠO TRONG CÔNG VIỆC Kèm cặp và chỉ bảo
• Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp • Kèm cặp bởi một cố vấn
• Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn
- Ưu điểm: Việc tiếp thu lĩnh hội các kỹ năng kiến thức cần thiết khá dễ dàng; có điều kiện làm thử các công việc thật; dễ tổ chức, ít tốn kém.
- Nhược điểm: Người hướng dẫn thường không có kiến thức sư phạm nên hướng dẫn không bài bản, khoa học, học viên khó tiếp thu. Học viên học cả những thói quen xấu của người hướng dẫn. Người hướng dẫn có thể cảm thấy học viên như là “mối đe dọa” đối với công việc hay vị trí của họ nên không nhiệt tình hướng dẫn.
Từ những phương pháp trên ta có thể rút ra được những ưu nhược điểm của phương pháp đào tạo trong công việc (O.J.T) như sau:
- Ưu điểm của phương pháp đào tạo trong công việc:
+ Đào tạo trong công việc thường không yêu cầu một không gian hay những trang thiết bị riêng biệt đặc thù nên dễ thực hiện hơn so với đào tạo thoát li sản xuất.
+ Đào tạo trong công việc có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm và có thu nhập khi học (vừa đào tạo vừa làm việc).
+ Đào tạo trong công việc mang lại một sự chuyển biến gần như ngay tức thời trong kiến thức và kỹ năng thực hành (mất ít thời gian đào tạo). Nhân viên tiến bộ vì được đào tạo, từ đó kích thích được tính tích cực của họ trong công việc.
+ Đào tạo trong công việc cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau khi quá trình đào tạo kết thúc.
+ Đào tạo trong công việc tạo điều kiện cho học viên được làm việc cùng với những đồng nghiệp tương lai của họ, và bắt chước những hành vi lao động của những đồng nghiệp từ đó giải quyết được những vấn đề phát sinh
trong công tác thực tế. Đồng thời cũng có thể thúc đẩy quan hệ và hợp tác giữa cấp trên và cấp dưới.
+ Có thể đào tạo đúng đối tượng căn cứ vào tình hình thực tế của nhân viên. Chi phí đào tạo tương đối thấp.
- Nhược điểm của phương pháp đào tạo trong công việc: + Lý thuyết được trang bị không có hệ thống.
+ Học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy.
+ Có lúc công việc và đào tạo không đồng thời chú trọng được đến nhiều mặt.
+ Những cán bộ quản trị có phạm vi quản trị quá lớn sẽ không thể hướng dẫn cho tất cả mọi nhân viên.
+ Không thể truyền thụ được kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức độ cao.
- Các điều kiện để đào tạo trong công việc đạt hiệu quả là:
+ Các giáo viên dạy nghề phải được lựa chọn cẩn thận và phải đáp ứng những yêu cầu chương trình đào tạo về trình độ chuyên môn, mức độ thành thạo công việc và khả năng truyền thụ.
+ Quá trình (chương trình) đào tạo phải được tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch.