Kinh nghiệm đào tạo của Kho bạc Pháp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 47)

 Về các hình thức đào tạo: Chia thành 3 loại hình chủ yếu là đào tạo trước khi nhận chức, đào tạo tại chức và đào tạo trở thành quan chức cao cấp.

- Đào tạo khi trước khi nhận chức hay còn gọi là “đào tạo nhập môn” : Là giai đoạn huấn luyện dự bị cho những nhân viên mới được tuyển dụng, vừa bước vào hệ thống công chức nhưng còn chưa chính thức nhận chức. Đào tạo trước khi nhận chức chủ yếu có hai cách. Một là thực tập làm việc, trước khi các công chức đảm nhận các chức vụ chính thức đều phải qua một giai đoạn tập sự nhất định. Hai là, giáo dục chuyên môn, tiến hành bồi dưỡng học tập một cách có hệ thống (mọi công chức nói chung trước khi bước vào nhận chức đều phải tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ 3 đến 6 tháng).

- Đào tạo tại chức: Đó là kiểu đào tạo chuyên sâu và “giáo dục hồi quy” đối với những công chức đã từng trải qua hoặc có những kinh nghiệm công tác nhất định. Đây chính là bộ phận cốt lõi của chính sách đào tạo công chức Pháp. Các đợt đào tạo tại chức tổ chức ở Trung tâm đào tạo và trong các lớp bồi dưỡng, lớp nghiên cứu, chuyên tu dài hạn, ngắn hạn của chính phủ. Bằng việc đào tạo tại chức thường nhằm đạt được hai mục đích, một là đổi mới kiến thức, nâng cao các kỹ năng và trình độ quản lý hiện có; hai là đạt được những trình độ tiêu chuẩn cao hơn để chuẩn bị đào tạo thành công chức cao cấp.

- Đào tạo công chức cao cấp: Các công chức cao cấp là bộ phận trung tâm của hệ thống Kho bạc, tuy số lượng người ít nhưng vai trò của họ rất to lớn.

 Về nội dung đào tạo: chủ yếu là kỹ năng làm việc theo vị trí công tác. Ba loại kỹ năng được tập trung đào tạo là:

- Kỹ năng chung: Là những kỹ năng cả công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn đều cần như phương pháp thu thập và xử lý thông tin, kỹ

năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng quan hệ, giao tiếp…

- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý như kỹ năng hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch; kỹ năng tham mưu, kỹ năng ra quyết định; kỹ năng phát triển tổ chức, kỹ năng dùng người…

- Kỹ năng nghiệp vụ là những kỹ năng đặc thù của từng nghiệp vụ như kế toán, kiểm soát chi, kho quỹ,…

Ngoài ra, nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn cung cấp cho học viên những kiến thức mới, tiên tiến ở trong nước và quốc tế.

Thời gian đào tạo chủ yếu là các khóa đào tạo ngắn hạn nửa tháng hoặc 1 – 2 tháng. Mỗi khóa học được chia thành nhiều đợt, mỗi đợt từ 5 – 7 ngày theo một loại chuyên đề. Sau mỗi đợt học viên về công tác, vận dụng những kiến thức đã học tiến hành phân tích, đánh giá về tổ chức, nhân sự và hoạt động của đơn vị mình, viết thu hoạch. Đợt học tiếp theo sẽ gồm 2 nội dung: báo cáo thu hoạch và chuyên đề mới. Cuối khóa, học viên viết báo cáo thu hoạch tổng hợp về đơn vị mình công tác.

Theo cách làm này, học viên có thể vận dụng kiến thức vào chính đơn vị mình để cải tiến tổ chức, lề lối làm việc, nâng hiệu quả và chất lượng công việc.

2.4.2. Kinh nghiệm đào tạo của Kho bạc Thái Lan

 Về chính sách đào tạo

Những điểm cơ bản trong chính sách đào tạo tại Kho bạc Thái Lan: - Người mới được tuyển phải được đào tạo trong suốt giai đoạn tập sự về các kiến thức cơ bản để trở thành công chức của Kho bạc, nhất là các kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc sẽ được giao.

- Công chức cấp trên phải có trách nhiệm đào tạo, giúp đỡ các công chức dưới quyền.

được đào tạo, bồi dưỡng, phát triển kiến thức và kỹ năng quản lý.

Công tác đào tạo đối với đội ngũ công chức được chú trọng phát triển từ khâu xây dựng chính sách, xây dựng chương trình cho đến việc tổ chức thực hiện. Chính sách đào tạo luôn được xem xét, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đáp ứng mọi diễn biến của thực tiễn để nâng cao năng lực và hiệu quả công tác công chức thay thế cho việc nhận thêm biên chế.

 Về chương trình đào tạo

Mô hình đào tạo công chức hành chính được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Mô hình đào tạo công chức tại Kho bạc Thái Lan

Đối tượng Chương trình đào tạo Tính chất

Lãnh đạo cấp cao Đào tạo phát triển kỹ năng lãnh đạo, điều

hành Bắt buộc

Cán bộ quản lý cấp

trung Đào tạo về quản lý Bắt buộc

Cán bộ giám sát Đào tạo kỹ năng giám sát và thực hiện công

việc Khuyến nghị

Công chức thừa hành Đào tạo kỹ năng thực hiện công việc Khuyến nghị Công chức mới tuyển Định hướng, đào tạo kỹ năng thực hiện

công việc cơ bản Bắt buộc

Nguồn: Tác giả luận văn Đào tạo được tiến hành trên cơ sở xác định cầu đào tạo và kế hoạch đào tạo của các cơ quan, đơn vị. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và phát triển tổ chức. Như vậy, các câu hỏi cơ bản như đào tạo ai, về nội dung gì, ở mức độ nào, theo chương trình nào, ai đào tạo, đào tạo ở đâu và kinh phí hết bao nhiêu,… được trả lời tương đối rõ.

Các chương trình đào tạo theo từng chức danh, vị trí công tác và có những chương trình đào tạo là bắt buộc đối với công chức. Công tác đào tạo được tiến hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như tập trung, không tập trung, luân chuyển, hội nghị, hội thảo, kèm cặp, giúp đỡ theo chương trình kế hoạch.

Trách nhiệm trong đào tạo thuộc về cả bản thân công chức và người lãnh đạo của họ. Nếu công chức không tham gia vào các khóa đào tạo bắt buộc thì sẽ không được xem xét để đề bạt cao hơn. Trong thực hiện nhiệm vụ, để đáp ứng yêu cầu và tính cạnh tranh của nền công vụ, nếu công chức không tham gia đào tạo sẽ dần bị đào thải ra khỏi vị trí và các chế độ đãi ngộ sẽ không còn như trước.

Công chức được khuyến khích tham gia vào các khóa học trong và ngoài nước. Chính phủ có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng, ở ngoài nước, đảm bảo cho công chức có đủ điều kiện tham gia phát triển năng lực công tác của họ.

Các cơ sở đào tạo được quy hoạch, xây dựng rất tốt, đảm bảo các điều kiện phù hợp như các phòng học đủ tiêu chuẩn, trang thiết bị hiện đại, điều kiện sinh hoạt tốt. Đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo được chú trọng bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w