Lập kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 42)

2.3.1.1. Phân tích các căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo

Thứ nhất là chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức và kết quả công tác đào tạo đã thực hiện. Trên cơ sở của căn cứ này bộ phận phụ trách công tác đào tạo sẽ đưa ra ra được kế hoạch cho công tác đào tạo năm.

Thứ hai là mong muốn của lãnh đạo (năng suất lao động, chất lượng thực hiện công việc, chi phí lao động…). Mong muốn này ảnh hưởng đến việc đầu tư của tổ chức cho hoạt động đào tạo.

Thứ ba là nhu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực năm kế hoạch. Từ đó xác định được cầu đào tạo và tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên ở lĩnh vực đó.

Thứ tư là thực trạng nguồn nhân lực. Xem xét thực trạng nguồn nhân lực (về năng suất, khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực, chất lượng thực hiện công việc, chi phí lao động,…) để tìm ra những kiếm khuyết về trình độ và kỹ năng của nhân viên từ đó xác định đối tượng nào cần được đào tạo.

Thứ năm là các biến đổi trên thị trường dẫn đến đòi hỏi mới về nguồn nhân lực. Hiện nay, các yếu tố khoa học - công nghệ - kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh chóng. Với các biến đổi đó trên thị trường, nguồn nhân lực cần phải được đào tạo để kịp thời thích nghi.

Thứ sáu là các nguồn lực tổ chức có thể dành cho đào tạo trong kỳ kế hoạch (nguồn kinh phí, đội ngũ làm công tác đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật...).

2.3.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo theo phương pháp thích hợp  Xác định chỉ tiêu đào tạo

Các chỉ tiêu đào tạo được lập chủ yếu dựa trên cầu đào tạo. Việc xác định cầu đào tạo căn cứ vào các phân tích dự báo yêu cầu về nguồn nhân lực

để thực hiện công việc của kỳ kế hoạch tương lai so với việc thực hiện công việc của nguồn nhân lực hiện tại. Sau khi phân tích sẽ biết được trong kỳ kế hoạch ở bộ phận nào, đối tượng nào cần đào tạo hay bồi dưỡng thêm, kỹ năng hay kiến thức cần cung cấp, lĩnh vực cần đào tạo. Dựa trên việc cân đối giữa cầu với các nguồn lực sẽ có, người làm công tác đào tạo xác định được số lượng cụ thể và cơ cấu của từng loại.

 Đảm bảo và phối hợp nguồn lực phù hợp với chỉ tiêu đào tạo trong đó trọng tâm là xác định kinh phí dành cho hoạt động đào tạo. Chi phí đào tạo nguồn nhân lực bao gồm về tài chính (chi phí về tiền tệ) và chi phí cơ hội. Tuy nhiên, vì chi phí cơ hội là khó xác định nên để xác đinh những chi phí liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực các đơn vị thường làm rõ chi phí về học tập (những chi phí phải trả trong quá trình người lao động học việc của họ như là những khoản tiền cho người lao động trong khi học việc, chi phí về nguyên vật liệu dùng trong học tập…) và chi phí về đào tạo (tiền lương của những người quản lý trong thời gian họ quản lý bộ phận học việc, tiền thù lao trả cho giáo viên hay những nhân viên đào tạo và bộ phận giúp việc cho họ, chi phí bất biến và chi phí khả biến của trung tâm đào tạo, những dụng cụ giảng dạy…).

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước tỉnh lạng sơn (Trang 42)