Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một tiểu chế định pháp luật khá đặc biệt cấu thành nên pháp luật thuế nói chung có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về bản chất, pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu là bộ phận pháp luật về hình thức, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật hình thức, trong đó nhà làm luật quy định về chủ thể, thẩm quyền, nguyên tắc và trình tự, thủ tục quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (gọi là pháp luật về hình thức) với bộ phận khác của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (gọi là pháp luật về nội dung, trong đó quy định về: chủ thể nộp thuế nhập khẩu; đối tượng chịu thuế nhập khẩu; căn cứ tính thuế nhập khẩu; chế độ miễn giảm, hoàn thuế nhập khẩu…).
Thứ hai, về nội dung, pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật quy định về chủ thể và thẩm quyền của các chủ thể tham gia quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nhóm quy phạm pháp luật quy định về nguyên tắc và nội dung quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nhóm quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thứ ba, nguồn của pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm Luật Quản lý thuế năm 2019, Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật này. Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định về quản lý thuế nói chung, trong đó có việc quản lý thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Còn Luật Hải quan năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan, trong đó có quy định về hoạt động quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp.
Như đã đề cập ở trên, pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một tiểu chế định pháp luật khá đặc biệt. Cấu trúc của pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm các bộ phận cấu thành chủ yếu sau:
- Các quy định về chủ thể và thẩm quyền của các chủ thể tham gia quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nhiệm vụ cơ bản của nhóm quy phạm pháp luật này là quy định về thành phần chủ thể tham gia quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (các cơ quan nhà nước về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các chủ thể khác tham gia quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) và thẩm quyền của các chủ thể đó trong quá trình quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Các quy định về nội dung và nguyên tắc quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Nhiệm vụ của nhóm quy phạm pháp luật này là xác định các vấn
đề thuộc nội dung quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Các quy định về trình tự, thủ tục quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định rõ trình tự, thủ tục
quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm những bước nào, những cơng việc mà các chủ thể có liên quan phải thực hiện trong mỗi bước đó ra sao.
- Các quy định về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Nhóm quy phạm pháp luật này có
nhiệm vụ xác định rõ các trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; việc xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Về lý thuyết, với tư cách là một tiểu chế định cấu thành nên pháp luật thuế nói chung, pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chịu sự tác động của một số yếu tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất, yếu tố lợi ích của các bên liên quan đến quan hệ quản lý
Sở dĩ có thể khẳng định rằng yếu tố lợi ích có tác động trực tiếp đến pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bởi vì, suy cho cùng, pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng chẳng qua là công cụ để Nhà nước thực hiện việc phân bổ lợi ích giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội, trong đó có lợi ích của Nhà nước và lợi ích của các bên tham gia quan hệ quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Trong quá trình quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, pháp luật là công cụ để Nhà nước điều chỉnh hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vì lợi ích của chính họ và lợi ích của cả Nhà nước. Vì vậy, nếu Nhà nước thiết kế các quy định về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu một cách hợp lý, đảm bảo sự hài hịa, cân bằng về lợi ích của tất cả các chủ thể có liên quan thì các quy định đó chắc chắn sẽ được các chủ thể này tự giác tuân thủ. Ngược lại, nếu các quy định về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho một chủ thể nào đó thì chủ thể này sẽ có xu hướng vi phạm pháp luật để tránh sự bất lợi cho mình, cịn chủ thể được lợi hơn bởi các quy định pháp luật thì sẽ có xu hướng muốn thực hiện các quy định đó.
Thứ hai, yếu tố trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Khơng thể phủ nhận rằng trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia sẽ có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở chỗ: Nếu nền kinh tế - xã hội của một quốc gia đang ở trình độ phát triển cao thì nó sẽ đặt ra các yêu cầu đối với hệ thống pháp luật (trong đó có pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) là phải phát triển ở trình độ tương ứng để tạo hành lang hay khuôn khổ pháp lý phù hợp cho các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu một quốc gia có nền kinh tế - xã hội kém phát triển hoặc chậm phát triển thì tất yếu nó sẽ tác động đến sự phát triển của hệ thống pháp luật, trong đó có các quy định vềquản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Vì vậy, để hồn thiện pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nhà nước rất cần chú ý đến mối quan hệ tác động qua lại giữa yếu tố kinh tế và yếu tố pháp luật, giống như mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong một hình thái kinh tế - xã hội.
Thứ ba, yếu tố truyền thống văn hóa và đạo đức xã hội, đạo đức nghề
nghiệp.
Đây là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng. Sự tác động này thể hiện ở chỗ, về lý thuyết cũng như trong thực tế, tất cả các bên tham gia vào quan hệ quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đều chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi truyền thống văn hóa dân tộc cũng như văn hóa kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến thói quen thực hiện pháp luật và tuân thủ pháp luật của chủ thể tham gia vào quan hệ quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng. Vì vậy, việc xây dựng và hồn thiện pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần phải tính đến sự tác động của yếu tố văn hóa kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội của người tham gia quản lý thuế nhằm giúp cho các quy định này đạt được mức độ hiệu quả tối ưu.
Kết luận chƣơng 1
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý và pháp luật về quản lý thuế quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho phép rút ra những kết luận sau:
- Quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hoạt động tất yếu của nhà nước nhằm tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách, giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế, bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Nghiên cứu lý luận về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để làm rõ được khái niệm, các đặc trưng và các yếu tố cấu thành trong quản lý thuế.
- Mục tiêu của quản lý thuế là hướng đến sự tăng cường tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo sự hài hịa, cân bằng về lợi ích của tất cả các chủ thể có liên quan tự giác tuân thủ, chấp hành.
- Pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận của hệ thống quản lý thuế của mỗi quốc gia, là công cụ của nhà nước để tổ chức thu thuế. Để phát huy vai trò thực tế trong đời sống xã hội, quá trình xây dựng, hồn thiện pháp luật quản lý thuế phải chú trọng tính kỹ thuật kinh tế, cần tránh tính chính trị hóa khơng cần thiết, trên cơ sở nhận diện rõ pháp luật quản lý thuế là phương tiện chuyển tải đưa pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập vào cuộc sống.
Chƣơng 2