Một số kiến nghị nhằm nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ thực tiễn tại cục hải quan lào cai (Trang 71 - 77)

32. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2020, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2021 số 2467/BC-HQLC ngày 24/11/2020 của Cục Hải quan Lào Cai.

3.2. Một số kiến nghị nhằm nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

quả quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Qua nghiên cứu thực trạng quy định về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, tác giả cho rằng để nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng, cần lưu ý áp dụng một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, sửa đổi một số quy định về nguyên tắc quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo ý kiến của tác giả luận văn, việc sửa đổi quy định về nguyên tắc quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần tập trung vào các nguyên tắc sau:

Một là, xem lại tính cần thiết và hợp lý của nguyên tắc “mọi tổ chức, hộ

gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật”. Theo quan điểm của tác giả luận văn, việc ghi nhận nguyên tắc này trong Luật Quản lý thuế 2019 là chưa thực sự thuyết phục, bởi lẽ việc nộp

thuế theo quy định của pháp luật là điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi hay tranh luận và vì thế, khơng cần thiết phải coi đó là một nguyên tắc cần tuân thủ trong quản lý thuế.

Hai là, cần xem lại nguyên tắc “cơ quan quản lý thuế, các cơ quan

khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm cơng khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế”.

Theo ý kiến của tác giả luận văn, nguyên tắc này cần được xem xét lại và chỉnh sửa theo hướng chỉ nên quy định về việc bảo đảm cơng khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, chứ khơng nên đặt vấn đề mang tính ngun tắc là cơ quan quản lý thuế phải thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của pháp luật, bởi lẽ đó là điều hiển nhiên, không cần phải tranh luận nữa.

Ba là, cần xem xét, chỉnh sửa quy định về nguyên tắc “cơ quan, tổ

chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật”, bởi lẽ việc tham gia vào quản lý thuế của các chủ thể khác không phải là Nhà nước là điều đương nhiên, nhưng Nhà nước phải đảm bảo quyền tham gia quản lý thuế của các chủ thể này. Vì vậy, tác giả luận văn cho rằng nguyên tắc này cần được diễn đạt lại, theo hướng quy định nội dung của nguyên tắc là “đảm bảo quyền tham gia quản lý thuế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là cơ quan thuế hay công chức ngành thuế”.

Thứ hai, sửa đổi quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành

chính thuế liên quan đến lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Việc sửa đổi quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cần tập trung vào các quy định của Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể như sau:

Một là, bổ sung quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì

biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa này (đang quy định tại Điều 131 Luật Quản lý thuế) chỉ hết hiệu lực khi người nộp thuế đã nộp hết tiền thuế nhập khẩu, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước. Sở dĩ như vậy là bởi vì, nếu cơ quan hải quan chuyển sang biện pháp cưỡng chế khác mà chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì người khai hải quan vẫn có

thể làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa vì khơng cịn bị cưỡng chế bằng hình thức này nữa. Thực tế cho thấy hiện nay trên hệ thống VNACCS các trường hợp còn nợ thuế quá hạn 90 ngày đều không thể đăng ký tờ khai hải quan, nếu muốn tiếp tục đăng ký tờ khai hải quan thì người khai bắt buộc phải nộp đủ số thuế nợ. Đây chính là biện pháp phịng chống nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu rất hiệu quả cần được triển khai nhân rộng để áp dụng phổ biến trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.

Hai là, đối với biện pháp cưỡng chế thuế được ghi nhận tại khoản 2

Điều 133 Luật Quản lý thuế 2019 theo đó quy định: “Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế”. Theo ý kiến của tác giả luận văn, quy định này không hợp lý và khó thực hiện trên thực tế bởi lẽ, mục đích của việc cưỡng chế là thu hồi tối đa số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà người nộp thuế cịn nợ. Nếu quy định như trên sẽ khó thực hiện vì nhiều trường hợp giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế nhỏ hơn số tiền thuế hoặc tiền phạt phải thu đã ghi trong quyết định cưỡng chế. Do đó, nếu khơng cưỡng chế thì khơng thu hồi được nợ thuế, còn nếu cưỡng chế đối với loại tài sản này nhưng giá trị tài sản bị cưỡng chế thực tế cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tiền thuế, tiền phạt cần thu hồi thì lại vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ba là, đối với việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa

đơn (đang được ghi nhận tại Điều 132 Luật Quản lý thuế năm 2019), theo đó quy định: “Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, cơ quan quản lý thuế phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình và trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ”. Qua thực tiễn hoạt động chuyên mơn của các cơ quan hải quan địa phương, có thể cho rằng biện pháp này cần bổ sung thêm nội dung: “thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn” trước khi tổ chức thực hiện.

Bốn là, đối với việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp phong tỏa tài sản

của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Điều 129 Luật Quản lý thuế năm 2019 không quy định việc xác minh điều kiện thi hành

quyết định cưỡng chế phong tỏa tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Quy định như vậy là khơng hợp lý và khó thực hiện bởi lẽ, theo quy trình của việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì trước khi ban hành quyết định cưỡng chế, cơ quan cưỡng chế thuế phải xác minh điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế. Do đó, phát sinh nhiều trường hợp tại thời điểm cơ quan hải quan xác minh thì vẫn cịn số dư trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, nhưng khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì khơng cịn số dư trong tài khoản. Chính vì vậy, cần bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế mở tải khoản, ngay tại thời điểm nhận được văn bản xác minh thông tin về tài khoản của cơ quan cưỡng chế thuế, phải thực hiện phong tỏa số dư tài khoản (nếu có số dư) của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Thứ ba, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu. Hiện nay, theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì nhà làm luật quy định khá nhiều trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với người nộp thuế, ví dụ: Hồn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập (Điều 33); hồn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất (Điều 34); hồn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (Điều 35); hồn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm (Điều 36); hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng khơng có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; khơng hồn thuế đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu (Điều 37).

Để được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, người nộp thuế không bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng như đối với trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng. Điều này đã gây khó khăn trong việc xác định và chứng minh tính hợp pháp của nguồn tiền khơng có xác nhận của ngân hàng về giao dịch thanh

tốn quốc tế. Vì vậy, cần sửa đổi theo hướng quy định rõ rằng đối với các trường hợp hoàn thuế xuất, nhập khẩu thì doanh nghiệp cũng phải thực hiện thanh tốn qua ngân hàng.

Thứ tư, nâng cao năng lực thực thi pháp luật của bộ máy quản lý thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Một trong những vấn đề cần quan tâm để nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng là nâng cao năng lực thực thi pháp luật của bộ máy quản lý thuế, trong đó có cơ quan hải quan.

Ở mức độ khái qt, có thể hình dung việc nâng cao hiệu quả thực thi của bộ máy quản lý thuế bao gồm: cải tổ bộ máy hành thu thuế theo hướng tinh giảm đầu mối, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức ngành thuế và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật thuế cho người nộp thuế và các chủ thể khác có liên quan.

Kết luận chƣơng 3

Pháp luật là công cụ quản lý có tính định hướng và điều tiết quan trọng nhất. Nó tạo tiền đề để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự ổn định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ về thuế giữa các chủ thể kinh tế.

Pháp luật về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng đã và đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định. Điều đó thể hiện ở tình trạng gian lận thuế, trốn thuế đã và đang diễn ra với chiều hướng ngày càng phức tạp trên phạm vi cả nước, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới hiện nay đang suy thoái, do ảnh hưởng nặng lề của đại dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp, chưa thể kiểm soát trên phạm vi toàn cầu; cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và gây ra sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế mở của Việt Nam. Do vậy Nhà nước phải tìm cách vừa phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo mục tiêu phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó pháp luật thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng là một trong những cơng cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng tiêu dùng, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, bảo hộ sản xuất trong nước, đồng thời hạn chế tình trạng gian lận thương mại để trốn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ thực tiễn tại cục hải quan lào cai (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)