tra, kiểm tra thuế; giải quyết khiếu nại và khởi kiện liên quan đến thanh tra, kiểm tra thuế…
Ở mức độ khái quát, có thể đưa ra một số ý kiến nhận định, đánh giá sau đây về thực trạng quy định liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
2.4.1. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 107 Luật Quản lý thuế 2019, nhà làm luật đã ghi nhận một số nguyên tắc cơ bản trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế như sau:
Một là, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công
nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Thực tế cho thấy hiện nay trên thế giới, các quốc gia đều tìm cách tiếp cận quản lý thuế theo hướng quản trị rủi ro. Chính vì vậy, việc áp dụng ngun tắc này trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế thực chất là nhằm đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật về quản lý thuế của Việt Nam so với thông lệ quốc tế và chuẩn mực quốc tế tốt nhất hiện nay về quản lý thuế hiện đại.
Hai là, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuế và mẫu biểu
thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đây cũng là một trong những nguyên tắc phải được tuân thủ bởi người nộp thuế trong quá trình quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nếu có bằng chứng cho thấy người nộp thuế đã vi phạm ngun tắc này thì khi đó cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế có quyền áp dụng hoặc kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Ba là, không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
Nguyên tắc này được đưa ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế trong quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng. Khi người nộp thuế có bằng chứng về việc cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế đã có những hành vi gây cản trở đến hoạt động bình thường của người nộp thuế thì do đó họ có quyền đối kháng để tự vệ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, dựa trên các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện hành chính.
Bốn là, khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế,
Thực chất, nguyên tắc này được quy định nhằm đề cao tính cơng khai, minh bạch và tính chuyên nghiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu nói riêng. Điều này sẽ góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của các cơ quan nhà nước trong cơng tác quản lý thuế.
Năm là, việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ,
chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.
Tác giả luận văn cho rằng, việc nhà làm luật quy định nguyên tắc này trong kiểm tra, thanh tra thuế là khơng cần thiết và khơng có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn vì thực chất nó khơng phải là nguyên tắc, mà chỉ là xác định mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra thuế mà thôi.
Sáu là, xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Theo quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế năm 2019, căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hồn khơng đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính.Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
2.4.2. Phương thức kiểm tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Theo quy định hiện hành, việc kiểm tra thuế được thực hiện bằng một trong hai phương thức: (i) Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế; (ii) Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Đối với phương thức kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế, nhà làm luật quy định việc kiểm tra thuế nhập khẩu tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế (cơ quan hải quan) thực hiện đối với các hồ sơ thuế theo nguyên tắc: Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan hải quan được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với thơng tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan27
. Trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan mà phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định của Luật quản lý thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hồn, số tiền thuế khơng thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thơng tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thơng tin, tài liệu chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế khơng giải trình, bổ sung thơng tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế khơng đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc làm căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Đối với phương thức kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, nhà làm luật quy định các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế bao gồm: a) Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước ; b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này ; c) Trường hợp kiểm tra sau