15. Điều 84 Luật Hải quan năm 2014.
2.2.2. Quy định về nguyên tắc quản lý thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu
Bên cạnh việc quy định rõ nội dung quản lý thuế, nhà làm luật Việt Nam hiện nay còn quy định rõ về một số nguyên tắc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019, nhà làm luật cho rằng việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng phải tuân thủ các nguyên tắc sau19
:
“1. Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
2. Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm cơng khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
19. Điều 5 Luật Quản lý thuế năm 2019.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng cơng nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thơng lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ”.
Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng, nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt và chi phối hành vi xử sự của các chủ thể trong một lĩnh vực nhất định.
Qua nghiên cứu các quy định hiện hành về nguyên tắc quản lý thuế trong Luật Quản lý thuế năm 2019, tác giả luận văn cho rằng ở chừng mực nhất định có thể đưa ra một số nhận xét, bình luận như sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc: “mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá
nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật”.
Theo quan điểm của tác giả luận văn, việc ghi nhận nguyên tắc này trong Luật Quản lý thuế năm 2019 là chưa thực sự thuyết phục, bởi lẽ việc nộp thuế theo quy định của pháp luật là điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi hay tranh luận và vì thế, khơng cần thiết phải coi đó là một nguyên tắc cần tuân thủ trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng.
Thứ hai, về nguyên tắc: “cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của
Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm cơng khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế”.
Tương tự như nguyên tắc nói trên, nguyên tắc này cũng cần được xem xét lại, theo hướng chỉ nên quy định về việc bảo đảm cơng khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, chứ không nên đặt vấn đề mang tính nguyên tắc là cơ quan quản lý thuế phải thực hiện
việc quản lý thuế theo quy định của pháp luật, bởi lẽ đó là điều hiển nhiên, khơng cần phải tranh luận nữa.
Thứ ba, về nguyên tắc: “cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật”. Tác giả luận văn cũng cho rằng nguyên tắc này cần được diễn đạt lại, theo hướng quy định “đảm bảo quyền tham gia quản lý thuế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là cơ quan thuế hay công chức ngành thuế”.
Thứ tư, về nguyên tắc: “thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng
dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thơng lệ quốc tế, trong đó có ngun tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam”.
Thứ năm, về nguyên tắc: “áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các
thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ”. Mặc dù theo pháp luật Việt Nam hiện hành, đây là một trong những nguyên tắc quản lý thuế nhưng thực tế cho thấy ngun tắc này khơng có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn quản lý