THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng quy định về chủ thể và quyền nghĩa vụ của các chủ thể trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Theo quy định hiện hành, chủ thể có thẩm quyền quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước hết bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung như Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng, có tính chun trách như cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan, kho bạc nhà nước… Ngoài ra, chủ thể tham gia quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng cịn bao gồm các tổ chức, cá nhân khác, trong đó có cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2.1.1. Thực trạng quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan nhà nước có chức năng chuyên trách quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là Hải quan, với tư cách là một cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Cơ quan này được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Hải quan năm 2014 nhưng hoạt động chuyên môn về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lại được điều chỉnh bởi Luật Quản lý thuế năm 2019. Chính vì vậy, khi phân tích về cấu trúc quyền, nghĩa vụ của cơ quan Hải quan - với tư cách là cơ quan chuyên trách quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, luận văn sẽ kết hợp giữa các quy định của Luật Hải quan năm 2014 với Luật Quản lý thuế năm 2019 để đảm bảo xem xét một cách toàn diện về cơ sở pháp lý của vấn đề này.
Trước hết, theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019, cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (ở đây được hiểu là cơ quan Hải quan) có các quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
Một là, về phương diện quyền hạn, cơ quan quản lý thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu có quyền13
:
- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư;số hiệu,
13. Điều 19 Luật Quản lý thuế năm 2019.
nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế. Việc thiết
kế và trao quyền này cho cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chính là nhằm giúp cơ quan này có được thơng tin đầy đủ về người nộp thuế để từ đó giúp cho việc quản lý thuế hiệu quả hơn.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế. Đây cũng được xem là một quyền năng
rất quan trọng bởi lẽ trong một số trường hợp, việc cung cấp thông tin từ người nộp thuế không được đầy đủ mà cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần được cung cấp thêm thơng tin từ các tổ chức, cá nhân khác có liên quan (không phải là người nộp thuế).
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật. Sở dĩ pháp luật cần ghi nhận quyền này cho cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bởi vì, nếu khơng có hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế thì cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu rất khó phát hiện được các sai phạm của người nộp thuế và các chủ thể khác trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, từ đó khơng có cơ sở thực tiễn và bằng chứng để xử lý các sai phạm này nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Ấn định thuế. Đây là một quyền rất quan trọng bởi lẽ trên thực tế, rất
nhiều trường hợp người nộp thuế cố tình khai sai thuế dẫn đến giảm số thuế phải nộp so với quy định của pháp luật. Trong trường hợp đó, cơ quan thuế cần được trao thẩm quyền ấn định thuế để bảo đảm thu đúng, thu đủ số thuế nhập khẩu phải nộp theo quy định. Tuy nhiên, cùng với việc ghi nhận quyền ấn định thuế, pháp luật cũng đòi hỏi cơ quan ấn định thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi ấn định thuế của mình và có thể bị đối kháng bởi người nộp thuế về hành vi ấn định thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.Quyền
năng này được xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn là người nộp thuế ln có xu hướng không tự giác thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (ví dụ như: nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước… theo quy định của pháp luật thuế). Vì vậy, việc ghi nhận quyền này
chính là để giúp cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thêm quyền lực để thực thi pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. Đây cũng được xem là một trong những nội dung rất quan trọng của
quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng, bởi lẽ để quản lý thuế hiệu quả thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng thể khơng thanh tra, kiểm tra và trên cơ sở đó tiến hành xử lý vi phạm pháp luật về thuế, trong đó có vi phạm hành chính về thuế và cơng khai việc xử lý đối với các hành vi này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Trong quản lý thuế nói
chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng, việc trao quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính cho các cơ quan chức năng là rất cần thiết vì thực tế cho thấy có nhiều trường hợp người nộp thuế có hành vi tẩu tán tài sản để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ nộp phạt vi phạm pháp luật thuế. Thẩm quyền này thường được trao cho các cơ quan chức năng thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế đối với nhà nước.
- Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ. Trên thực tế, đây cũng được xem là một trong những
giải pháp hiệu quả để quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bởi lẽ việc làm này sẽ góp phần làm giảm chi phí quản lý thuế, trong khi vẫn đảm bảo tính hiệu quả cho việc quản lý thuế nói chung và việc hành thu thuế nói riêng.
- Mua thơng tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngồi nước để phục vụ cơng tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ. Giải pháp này đặc biệt cần thiết trong quản lý
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bởi lẽ thực tế cho thấy trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan thuế rất cần đươc cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi nhằm phục vụ cho cơng tác kiểm tra, thanh tra thuế hoặc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Hai là, về phương diện nghĩa vụ, cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu có các nghĩa vụ sau14
:
- Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đây là nghĩa vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan quản lý thuế nói chung và cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng. Việc pháp luật ghi nhận nghĩa vụ này nhằm giúp cho cơ quan quản lý thuế có khả năng thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình trong thực tế.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc quy định nghĩa vụ này nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người nộp thuế, đồng thời gắn trách nhiệm của cơ quan thuế - với tư cách là một cơ quan phục vụ đối với việc hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế trong quản lý thuế hiện đại.
- Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế. Việc quy định nghĩa vụ này của cơ quan thuế khơng
chỉ có tác dụng hỗ trợ người nộp thuế, mà cịn góp phần hình thành mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế với người nộp thuế trong quá trình quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng.
- Bảo mật thơng tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho
cơ quan có thẩm quyền hoặc thơng tin được cơng bố công khai theo quy định của pháp luật. Việc ghi nhận nghĩa vụ này của cơ quan thuế xuất phát từ triết
lý về bảo vệ và bảo đảm quyền lợi tư hay bí mật đời tư của người nộp thuế.
- Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; khơng tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ, không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc quy định
nghĩa vụ này cho cơ quan thuế cũng nhằm góp phần bảo đảm quyền và lợi ích pháp của người nộp thuế, khi người nộp thuế thuộc diện được miễn, giảm, hoàn thuế hoặc gia hạn nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
14. Điều 18 Luật Quản lý thuế năm 2019.
- Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật. Việc quy định nghĩa vụ này cho cơ quan
thuế cũng nhằm góp phần bảo đảm quyền và lợi ích pháp của người nộp thuế, khi người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền; giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giải thích khi có u cầu; bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Việc quy định nghĩa vụ này cho cơ quan
thuế cũng nhằm góp phần bảo đảm quyền và lợi ích pháp của người nộp thuế.
- Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Giống như đối với các nghĩa vụ khác, việc
nhà nước quy định nghĩa vụ này cho cơ quan thuế cũng khơng ngồi mục đích nhằm góp phần bảo đảm quyền và lợi ích pháp của người nộp thuế.
Bên cạnh việc quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý thuế trong Luật Quản lý thuế năm 2019, Luật Hải quan năm 2014 cũng đã có quy định về trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác trong quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể là15
: - Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện thống nhất việc thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; việc áp dụng các biện pháp để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo chức năng và thẩm quyền được phân cấp kiểm tra việc kê khai, tính thuế; thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, khơng thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với người khai hải quan; thu thuế, các khoản thu khác và quản lý việc nộp thuế.
Tại Điều 85 của Luật Hải quan năm 2014 cũng quy định, việc xác định mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải căn cứ vào mã số hàng hóa và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu