Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật tặng cho quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 35 - 37)

20. Hiến pháp năm 2013 Khoản 2 Điều 183.

1.3.2. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật tặng cho quyền sử dụng đất

- Yếu tố thị trường: Đất đai là tài sản quan trọng của mỗi một chủ thể và đất đai thuộc tài nguyên quý giá với quỹ đất rất hữu hạn. Thị trường đất đai biến động liên tục xuất phát từ nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế. Vậy nên việc tặng cho QSDĐ là tặng cho một loại tài sản có giá trị lớn và bị tác động bởi yếu tố thị trường. Chính vì lẽ đó mà việc thực hiện giao dịch pháp luật về tặng cho cũng bị ảnh hưởng bởi giá trị tặng giảm của tài sản tặng cho này.

- Yếu tố văn hóa xã hội: QSDĐ, nhà ở và các cơng trình phục vụ cho sinh hoạt, cuộc sống của mỗi con người chúng gắn liền với yếu tố tâm lý, phong tục tập quán, nề nếp gia phong, đạo lý dân tộc, gia đình. Cùng với đó, yếu tố sum họp, quan hệ hôn nhân và huyết thống đã gắn chặt trong tiềm thức của mỗi thành viên cùng sống chung trong một mái nhà, QSDĐ đối với người dân là “quê cha đất tổ”, là nơi để tồn tại, duy trì và phát triển sự sống, là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành và phát triển đối với mỗi người, mỗi thành viên và của cả gia đình. Vì vậy, đối với họ QSDĐ khơng chỉ là tài sản có giá trị kinh tế to lớn, mà còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình, nơi gia đình tìm về cội nguồn, là mảnh đất lành để con người sinh ra được nuôi dưỡng không lớn, trưởng thành. Theo đó, quan hệ tặng cho bị chi phối mạnh bởi yếu tố này. Với bất kỳ lý do nào khác mà việc tặng cho QSDĐ làm

21. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Đất đai; Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2014 về thu tiền sử dụng đất. Luật Đất đai; Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2014 về thu tiền sử dụng đất. 22. Trần Thị Minh, Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012.

phá vỡ đi tình cảm gia đình, nề nếp gia phong, đi ngược lại với đạo lý truyền thống thì tặng cho QSDĐ thực sự khơng cịn nhiều ý nghĩa.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1 của luận văn học viên đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tặng cho quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

Đã nghiên cứu các vấn đề về tặng cho QSDĐ, phân tích các đặc điểm của tặng cho QSDĐ. Qua đó đã đưa ra khái niệm và vai trò của tặng cho QSDĐ. Tặng cho QSDĐ là một loại tặng cho tài sản, ngoài đặc điểm như tặng cho tài sản thơng thường, tặng cho QSDĐ cịn có đặc điểm riêng biệt là chịu sự giám sát và đảm bảo thực hiện bằng Nhà nước. Thơng qua đó, nhà nước giám sát được việc chuyển QSDĐ. Các quy định của pháp luật về tặng cho QSDĐ cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tặng cho QSDĐ.

Tặng cho QSDĐ là một trong các hình thức chuyển QSDĐ trong các giao dịch dân sự được cả pháp luật dân sự, pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan thừa nhận và quy định. Bị chi phối bởi hình thức sở hữu tồn dân mà Nhà nước với vai trò là chủ sở hữu đại diện. Quyền sử dụng đất là đối tượng của giao dịch dân sự, nhưng sẽ là đối tượng ảo nếu không gắn liền với đất, đồng thời có sự độc lập tương đối của QSDĐ trong giao dịch dân sự và sự gắn kết không tách rời quyền sử dụng đất với đất. Dưới góc độ là tài sản, QSDĐ có vị trí độc lập tương đối, là đối tượng được định giá độc lập và được phép tặng cho với tư cách là quyền tài sản và bởi chính tính chất đặc thù của QSDĐ nên tặng cho QSDĐ ngoài các đặc điểm chung của tặng cho tài sản, tặng cho QSDĐ thì chúng có nhiều đặc thù so với các QSDĐ khác. Chính sự đặc thù này đòi hỏi pháp luật điều chỉnh tặng cho QSDĐ phải nhận diện được một cách chính xác, cụ thể để quy định một cách đầy đủ và toàn diện trên cơ sở nhận diện các yếu tố tác động khách quan, chủ quan nhằm đảm bảo cho giao dịch tặng cho QSDĐ được vận hành một cách thuận lợi, trôi chảy trên cơ sở tôn trọng quyền của người có QSDĐ hợp pháp và vẫn thể hiện được vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đại diện đối với đất đai.

Từ những phân tích trên, luận văn đưa ra được những nội dung cơ bản cần thiết mà pháp luật về tặng cho QSDĐ quy định cần phải có đủ điều kiện khi chuyển giao QSDĐ trên cơ sở tặng cho như trình tự, thủ tục thực hiện việc tặng cho QSDĐ.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)