Thực trạng pháp luật về chủ thể, quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 46 - 47)

20. Hiến pháp năm 2013 Khoản 2 Điều 183.

2.3.1. Thực trạng pháp luật về chủ thể, quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất

quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất

i) Chủ thể trong giao dịch tặng cho QSDĐ

Chủ thể có quyền tặng cho QSDĐ trước hết chính là NSDĐ. Điều 5 LĐĐ năm 2013 quy định về NSDĐ cho thấy, LĐĐ quy định phạm vi NSDĐ rất rộng, NSDĐ có thể là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được Nhà nước giao đất cho th đất, cơng nhận QSDĐ, nhận chuyển QSDĐ như tặng cho QSDĐ. Nhưng không phải mọi NSDĐ đều có quyền tặng cho QSDĐ. Chỉ những NSDĐ nào được Nhà nước cho phép tham gia giao dịch tặng cho QSDĐ thì mới trở thành chủ thể của tặng cho QSDĐ. Chủ thể của tặng cho QSDĐ là người tặng cho QSDĐ và người được nhận tặng cho QSDĐ. Do đó, những người thuê đất, người thuê lại QSDĐ khơng có quyền tặng cho QSDĐ. Giống như đối tượng của tặng cho QSDĐ, NSDĐ để trở thành chủ thể của

tặng cho QSDĐ không những phải là những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà phải được pháp luật cho phép hoặc không tặng cho, nhận tặng cho QSDĐ. Quan hệ tặng cho QSDĐ được hình thành trên cơ sở giao dịch dân sự. Tặng cho QSDĐ là một loại hợp đồng dân sự. Vì thế, để quan hệ tặng cho QSDĐ phù hợp với quy định của pháp luật thì trước tiên, quan hệ này phải thỏa mãn điều kiện của người tham gia giao dịch dân sự 23.

Đối với NSDĐ là cá nhân, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự 24. Như vậy, có thể thấy cá nhân chỉ được coi là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi người đó bằng khả năng của mình, nhận thức được đầy đủ về hành vi, công việc và hậu quả pháp lý của việc mình làm, đồng thời có đủ khả năng điều khiển các hành vi của mình. Cịn những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi tham gia quan hệ hợp đồng tặng cho QSDĐ đều phải thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật (cha mẹ, người giám hộ, người được tòa án chỉ định giám hộ đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự).

Đối với NSDĐ là tổ chức, khoản 1, Điều 74 BLDS 2015 quy định: “Một tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: (a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; (b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; (c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

Một tổ chức tham gia quan hệ tặng cho QSDĐ thông qua người đại diện của pháp nhân đó. Do đó, người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh người đại diện, các quyền, nghĩa vụ do đó người đại diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, tuy nhiên pháp nhân chỉ được tham gia quan hệ hợp đồng tặng cho QSDĐ theo đúng quy định của pháp luật. Đối với NSDĐ là hộ gia đình, khi hộ gia đình tham gia quan hệ tặng cho với tư cách là bên tặng cho thì phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên trong hộ gia đình đồng ý và ký vào hợp đồng tặng cho. Trong khi đó, tự nguyện là thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của các bên trọng việc

Một phần của tài liệu Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)