thực hiện. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho QSDĐ có lỗi do cố ý không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại QSDĐ và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có), nếu bên được tặng cho QSDĐ khơng có điều kiện thực hiện nghĩa vụ do khơng có lỗi thì bên tặng cho có quyền địi lại QSDĐ và phải thanh tốn giá trị mà bên được tặng cho đã đầu tư trên đất.
Có thể tham khảo quy định về người được tặng cho QSDĐ chết trước người tặng cho theo BLDS Pháp; quy định về người được hưởng tài sản theo chứng thư tặng cho có thể u cầu Tịa án xem xét lại những điều kiện và nghĩa vụ kèm theo mà họ đã chấp nhận nếu do hoàn cảnh thay đổi; quy định khi người tặng cho tài sản chấp nhận việc không đảm bảo điều kiện thực hiện các nghĩa vụ của người được tặng cho trong trường hợp tặng cho QSDĐ có điều kiện...
v) Tặng cho có điều kiện ni dưỡng nên được quy định theo hướng: Để xác định người được tặng cho khơng thực hiện nghĩa vụ chăm sóc ni dưỡng đối với người tặng cho thì người tặng cho phải có xác nhận của chính quyền địa phương, xác nhận của dòng tộc hay bà con thân thích có chứng thực chữ ký của chính quyền địa phương, nơi người được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ, về việc người được tặng cho khơng thực hiện nghĩa vụ đó theo phong tục, tập quán và điều kiện kinh tế của từng địa phương.Về hiệu lực của hợp đồng tặng cho QSDĐ, đây là một trong những vấn đề dễ nảy sinh tranh chấp trong quan hệ tặng cho QSDĐ cũng là vấn đề phức tạp nhất trong việc xác định hợp đồng tặng cho QSDĐ vô hiệu hay không vô hiệu, để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, cần có quy định theo hướng: Hợp đồng tặng cho QSDĐ có hiệu lực đối với các bên kể từ thời điểm chứng thực hoặc công chứng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đồng thời, hợp đồng tặng cho QSDĐ có hiệu lực đối với Nhà nước kể từ thời điểm đã được đăng ký QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai sử dụng đất tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
3.2.1. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật của hệ thống quản lý đất đai tại địa phương tại địa phương
Thứ nhất, để pháp luật tặng cho QSDĐ thực thi có hiệu quả thì chính
khác, trong khi vận dụng và áp dụng pháp luật về tặng cho QSDĐ không nên quá cứng nhắc mà phải mềm dẻo sao cho phù hợp với phong tục tập quán riêng của từng địa phương mà nhân dân ta đã hình thành từ bao đời. Vì tặng cho QSDĐ mang tính đặc thù là được hình thành trên cơ sở tình cảm, chủ yếu trong mối quan hệ gia đình. Do đó, cần đa dạng hóa việc áp dụng pháp luật, đặc biệt chú trọng phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Mặt khác, một trong những yêu cầu đặt ra là cần phải tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình áp dụng luật vào thực tế của các cơ quan thi hành pháp luật. Bởi việc thực hiện và áp dụng pháp luật tặng cho QSDĐ có sự tham gia của các ngành, các cấp, các cơ quan từ chính quyền địa phương cấp xã, phường đến cấp huyện, tỉnh, các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, các tổ chức hành nghề cơng chứng... do đó để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật, cần có sự thống nhất áp dụng pháp luật.
Thứ hai, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa
phương, đặc biệt phải quản lý chặt chẽ đất cơng ích và đất sản xuất nông nghiệp. Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương; chỉ đạo Phịng Tài ngun và Mơi trường, Văn phòng Đăng ký QSDĐ phối hợp UBND cấp xã thực hiện chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận QSDĐ cho phù hợp hiện trạng thực tế đang sử dụng; đây cũng là biện pháp tạo môi trường minh bạch cho các giao dịch tặng cho QSDĐ tại địa phương 38
.
3.2.2. Tăng cường năng lực cho nhân lực quản lý đất đai và các tổ chức bổ trợ liên quan đến giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất trợ liên quan đến giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất
Đội ngũ cán bộ công chức là lực lượng nòng cốt quyết định trực tiếp đến tiến độ, chất lượng giao dịch tặng cho QSDĐ. Tuy nhiên, với thực trạng một số cán bộ hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu về trình độ chuyên mơn nghiệp vụ thì việc kiện tồn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức làm việc tại bộ phận “một cửa” và các phịng ban chun mơn là rất cần thiết. Cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, cơng chức tự học để nâng cao trình độ. Đồng thời, các cơ quan quản lý đất đai cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao