nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 LĐĐ; (ii) Đất khơng có tranh chấp; (iii) QSDĐ không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; (iii) Trong thời hạn sử dụng đất. Như vậy, QSDĐ có đủ 4 điều kiện trên và phải thuộc trường hợp pháp luật đất đai cho phép thực hiện quyền tặng cho QSDĐ thì mới được phép thực hiện quyền tặng cho QSDĐ.
- Điều kiện đối với bên được nhận tặng cho QSDĐ
Thứ nhất, Nhà nước có quyền nhận tặng cho QSDĐ từ tổ chức được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê 27, nhận từ các hộ gia đình, cá nhân 28, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà ở gắn liền với QSDĐ tại Việt Nam 29;
Thứ hai, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư: được
quyền nhận QSDĐ từ tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân khác tặng cho QSDĐ, để xây dựng các cơng trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, xây dựng nhà tình nghĩa gắn liền với QSDĐ;
Thứ ba, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: được nhận QSDĐ từ
cá nhân, hộ gia đình nếu người này có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở,… Đối với người được nhận tặng cho QSDĐ, pháp luật chỉ có quy định điều kiện chung của NSDĐ mà chưa có quy định riêng về điều kiện của người được nhận tặng cho QSDĐ. LĐĐ năm 2013 chỉ quy định tại Điều 169 về nhận QSDĐ, theo đó, “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển QSDĐ thông qua nhận tặng cho QSDĐ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này” 30.
Bên nhận tặng cho QSDĐ không bao gồm các chủ thể theo quy định trước đây tại Điều 103 Nghị định 181/2004/NĐCP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ, hiện nay được quy định tại Điều 191 LĐĐ năm 2013. Về cơ bản, khơng có sự khác nhau trong việc quy định nội dung này. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân khơng trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận tặng cho QSDĐ trồng lúa; QSDĐ, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ,