Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập I, II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 79 - 84)

kiến thức chuyên môn cho cán bộ. Không những đào tạo về chuyên môn cần mở các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, văn hóa cơng sở, thái độ, chuẩn mực ứng xử về tiếp công dân đối với cán bộ, công chức tiếp nhận và trả hồ sơ. Bên cạnh đó cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc và tư cách đạo đức cho cán bộ, công chức nhà nước, nâng cao hiệu quả giám sát của nhân dân trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức. Nâng cao tầm nhận thức về tầm quan trọng của công tác quán lý đất đai.

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp giỏi (cán bộ vừa có hồng vừa có chuyên); cần có cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt phục vụ công tác quản lý, xét xử; cần tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về tặng cho QSDĐ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Nâng cao sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của mọi cơng dân một cách tồn diện. Cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật nói chung và trong cơng tác giải quyết tranh chấp về tặng cho QSDĐ nói riêng. Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo, mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ, hiểu biết, cập nhật kịp thời hệ thống pháp luật, thông tin liên quan đến việc tặng cho QSDĐ cho cán bộ địa chính, đảm bảo sự ổn định.

3.2.3. Nâng cao nhận thức của các chủ thể cũng như các bên liên quan trong giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất trong giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất

- Tăng cường và thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao nhận thức về chính sách, pháp LĐĐ cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cũng như phát hiện và đưa ra công luận các vi phạm, nhất là những hành vi lợi dụng chức quyền tham nhũng về đất đai hoặc nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Cần lưu hành tài liệu tuyên truyền các nội dung của LĐĐ năm 2013 bao gồm: Tài liệu phổ biến về chính sách, pháp luật đất đai cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; Tài liệu phổ biến chính sách, pháp luật đất đai cho NSDĐ; Sổ tay hỏi đáp về pháp luật đất đai cho tổ chức sử dụng đất; Sổ tay hỏi đáp về pháp luật đất đai cho hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư; Sổ tay hỏi đáp về pháp luật đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; Sổ tay hỏi đáp về pháp luật đất đai cho cán

bộ cấp tỉnh,...Cần triển khai tuyên truyền nhiều tới nhân dân với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể như chương trình phát sóng trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, với thời lượng phát sóng mỗi chuyên mục từ 5 đến 10 phút, với sự tham gia trực tiếp của Giám đốc Sở Tài nguyên và Mơi trường, trong đó tập trung tuyên truyền những nội dung đổi mới của LĐĐ năm 2013.

- Đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai làm tiền đề thuận lợi cho các giao dịch tặng cho QSDĐ; tiếp tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đất đối với các loại đất còn lại; tăng cường quản lý và cấp Giấy chứng nhận đối với đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường quốc doanh theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện thường xuyên, đáp ứng kịp thời nhu cầu việc cấp Giấy chứng nhận đối với đất ở cho hộ gia đình, cá nhân theo hướng cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho NSDĐ; thực hiện việc ghi nợ tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa có khả năng nộp tiền; UBND cấp xã phải công khai thực hiện việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất và thời điểm bắt đầu sử dụng đất để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận cho những trường hợp khơng có giấy tờ về QSDĐ. Tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp và cấp đổi Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính theo bản đồ địa chính chính quy; thực hiện ngay việc cấp Giấy chứng nhận sau dồn thửa đổi ruộng để đảm bảo thực hiện các quyền của NSDĐ; tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; thực hiện nghiêm quy trình cập nhật biến động về sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký QSDĐ các cấp và UBND cấp xã.

- Nâng cao chất lượng chuyên môn, tư tưởng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và giải quyết các tranh chấp về đất đai. Thực tiễn hoạt động cho thấy trong rất nhiều trường hợp các tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp tặng cho QSDĐ nói riêng thường xuyên kéo dài, khó giải quyết triệt để, khơng tạo được sự đồng thuận giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp; kết quả giải quyết thiếu sự cơng bằng, tính hợp pháp... có một phần nguyên nhân xuất phát từ chất lượng đội ngũ thực hiện công tác quản lý nhà nước và giải quyết tranh chấp cịn yếu, khơng đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, các tranh chấp đất đai thường có giá trị lớn nên để đạt được mục đích, mong muốn của mình, nhiều

bên trong tranh chấp sẵn sàng sử dụng các giá trị lợi ích để khiến cán bộ giải quyết ra những phán quyết có lợi cho họ. Trên thực tế, một bộ phận đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật đã bị những món lợi này làm thối hóa, biến chất, suy đồi nhân cách đạo đức công vụ. Do đó, bên cạnh nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ cũng cần được thường xuyên rèn luyện, trau dồi.

Kết luận chƣơng 3

Chương 3 luận văn đã nêu lên yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ cụ thể: (i) Hoàn thiện các quy quy định pháp luật đất đai về tặng cho QSDĐ, (ii) Hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự và pháp luật liên quan về tặng cho QSDĐ, (iii) Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tặng cho QSDĐ tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu lý luận pháp luật về tặng cho QSDĐ, đối chiếu với thực tiễn pháp luật, có thể rút ra kết luận sau:

Pháp luật tặng cho QSDĐ vừa bảo đảm các nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ tặng cho nhưng vẫn phải bảo đảm mục đích quản lý nhà nước đối với đối tượng tặng cho này.

Hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ cần được tiến hành song song với việc cải cách thủ tục hành chính. Cho đến nay, quy định của pháp luật về tặng cho QSDĐ được đánh giá là tương đối đầy đủ, khắc phục cơ bản những hạn chế của những văn bản quy phạm pháp luật trước kia. Hệ thống pháp luật hiện hành về tặng cho QSDĐ cơ bản đã chạm đến các vấn đề vần điều chỉnh. Để tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật về tặng cho QSDĐ cần có sự nghiên cứu, đánh giá tổng quát từ lý luận, thực trạng pháp luật đến hoạt động áp dụng thực thi pháp luật. Phạm vi đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật của luận văn tập trung khắc phục những tồn tại, bất cập về pháp luật trong nội dung nghiên cứu.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho QSDĐ, luận văn đã đánh giá những mặt đạt được và những bất cập trong quy định pháp luật về chủ thể tặng cho, điều kiện áp dụng đối với QSDĐ được tặng cho, hình thức giao dịch và những vấn đề liên quan đến giao dịch vô hiệu.

Thực tiễn thực hiện pháp luật tặng cho tại thành phố Lào Cai cho thấy, hầu hết các giao dịch này đều diễn ra giữa các thành viên trong gia đình và khơng kèm theo điều kiện hoặc đôi khi gắn với nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ hoặc các nghĩa vụ mang tính tinh thần khác đối với bên nhận tặng cho. Chính vì đặc điểm giao dịch tặng cho diễn ra giữa các chủ thể có mối quan hệ gắn bó nên các chủ thể nhiều khi khơng quan tâm đến các khía cạnh pháp lý của giao dịch dẫn đến giao dịch vô hiệu hoặc làm phát sinh tranh chấp sau này. Luận văn cũng đánh giá thực tiễn tặng cho QSDĐ trên địa bàn thành phố Lào Cai và đưa ra nhiều giải pháp để tăng cường hiệu quả giao dịch tặng cho QSDĐ tại địa bàn. Bên cạnh những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật cụ thể, luận văn đưa ra giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tặng cho QSDĐ tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 2. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 3. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

4. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật Đất đai, Hà Nội.

5. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày15/05/2014 của Chính phù về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)