Yêu cầu hoàn thiện pháp luật tặng cho quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 67 - 68)

34. UBND thành phố Lào Cai (2017) Báo cáo kết quả thực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu và tài sản gắn liền với đất.

3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật tặng cho quyền sử dụng đất

Hoàn thiện pháp luật tặng cho QSDĐ phải đảm bảo cụ thể hóa chính sách pháp luật, theo đó về tặng cho QSDĐ, một mặt phát huy các giá trị truyền thống, đạo lý và nhân văn của người Á đông, tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người có quyền sở hữu. Cùng với đó, với sự phát triển năng động của nền kinh tế thị trường, đất đai, đặc biệt là QSDĐ có giá trị ngày càng lớn, chúng có “tác dụng kép” trong đời sống dân sự, kinh tế. Chúng không chỉ đơn thuần là nơi ăn, chốn ở, an cư lạc nghiệp mà cao hơn, chúng có thể được kết hợp linh hoạt vừa cho mục đích để ở, vừa cho mục đích kinh doanh, sản xuất, ni trồng, chúng có thể được kết hợp làm vật bảo đảm tại các tổ chức tín dụng để vay vốn. Vì vậy, giao dịch tặng cho cịn hướng tới các giá trị kinh tế hữu ích này. Theo đó, một hệ thống pháp luật về tặng cho thống nhất, phù hợp, dễ tiếp cận và với những quy trình, thủ tục đơn giản, thuận lợi; cùng với tinh thần và thái độ cung ứng các dịch vụ của cơ quan công quyền, các thể chế hỗ trợ trung gian nhiệt tình, trách nhiệm, cơng tâm thì các giao dịch tặng cho QSDĐ nói chung sẽ được thực hiện trôi chảy, nhanh chóng, phát huy được tối đa tiềm năng và thế mạnh vốn có của nó. Thơng qua đó, cũng là cách thức để khai thác có hiệu quả hơn giá trị và tiềm năng đất đai theo đúng tinh thần và chủ trương, chính sách của Đảng về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, thực thi có hiệu quả giao dịch tặng cho QSDĐ trên nền tảng của tinh thần thượng tôn pháp luật để đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm minh nhằm ngăn ngừa có hiệu quả việc lợi dụng giao dịch tặng cho để tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với chủ thể khác là đòi

hỏi khách quan cần thiết nhằm tăng cường tính pháp chế trong giao dịch tặng cho QSDĐ. Đó cũng là những biểu hiện cụ thể, trực tiếp của việc tôn trọng và quán triệt có hiệu quả chủ trương, định hướng của Đảng về chính sách và pháp luật đất đai trong giai đoạn hiện nay.

- Xây dựng pháp luật phải gắn liền với quản lý, thi hành pháp luật. Nếu không sẽ dẫn tới hậu quả pháp luật xa rời thực tiễn, không những không phản ánh đầy đủ, trung thực, thực tại, mà cịn khó có khả năng dự báo, đi trước sự phát triển của quan hệ xã hội. Tặng cho QSDĐ là quan hệ tài sản.

Như đã phân tích, trên thực tế, quan hệ pháp luật này có nhiều tranh chấp phát sinh, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội. Bởi vậy, các nhà làm luật khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tặng cho diễn nếu chỉ dựa trên mặt lý luận mà không gắn liền với thực tiễn sẽ dẫn đến tình trạng suy diễn, áp đặt tùy tiện, khơng ngăn chặn được tình trạng tặng cho QSDĐ trái pháp luật và vi phạm. Do đó, pháp luật tặng cho QSDĐ phải căn cứ vào các điều kiện thực tế, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội để có những biện pháp hạn chế bất cập, phịng ngừa rủi ro khi thực hiện giao dịch tặng cho QSDĐ, ứng phó được những quan hệ đa dạng có thể phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)