Các nhân tố thuộc về giảng viên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 32 - 34)

1.1 .Tổng quan về đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học

1.1.1.2 .Đội ngũ giảng viên

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong

1.3.1. Các nhân tố thuộc về giảng viên

Những yếu tố thuộc về giảng viên ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm: tuổi tác, giới tính, hồn cảnh gia đình, nhận thức của giảng viên. Ở mức độ nào đó thì các yếu tố này có ảnh hưởng đến giảng viên trong việc nâng cao trình độ chun mơn.

Tuổi tác là yếu tố được đề cập nhiều hơn cả khi nói đến đổi mới, tiếp thu cái mới, học cái mới bởi cái mới thường đi cùng với tuổi trẻ, còn cái cũ, lạc hậu, cái trì trệ thường đi với tuổi già. Khi đó tuổi tác được coi như là “vật cản” cho tiến trình đổi mới. Thực tế điều này dễ hiểu trong giáo dục hiện nay khi nói đến đổi mới là phải đi kèm với năng lực ngoại ngữ, tin học. Chỉ có thành thạo hai cơng cụ này thì mới dám bước chân vào con đường đổi mới cũng như con đường nghiên cứu khoa học. Nếu khơng có tin học thì làm sao sử dụng các bài giảng điện tử, các phương pháp mới, đồng nghĩa với nó là sử dụng Tiếng Anh. Thế hệ giảng viên trước hầu như chưa được trang bị và tiếp cận nhiều về tin học và Tiếng Anh, hoặc trước đây chỉ học tiếng Nga, Pháp hay Trung mà thôi. Giờ chuyển sang Tiếng Anh không thể một sớm một chiều. Đây là lí do giải thích tại sao thế hệ thầy cô từ 45 tuổi trở lên ngại đổi mới dù vẫn biết đổi mới là tốt, là hay, là tân thời nhưng “lực bất tòng tâm”.

Giới tính cũng là một yếu tố nói lên khơng chỉ ở trong nước và ngoài nước đề cập đến dưới cái tên “bất bình đẳng giới”. Bất bình đẳng giới càng sâu sắc hơn ở một xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo Trung Hoa. Thậm chí trước cách mạng tháng 8 năm 1945 phụ nữ không được quyền đi học mà chỉ số ít con nhà giàu hoặc quan lại hoặc con thầy đồ mới được phép biết chữ và đi học. Mặc dù thành quả của cách mạng đến nay hơn nửa thế kỷ nhưng thành kiến của xã hội vẫn chưa thay đổi nhiều và phụ nữ vẫn phải mang trên mình gánh nặng chăm sóc gia đình, chồng con q nhiều, dẫn đến có ít hoặc khơng có thời gian cho bản thân trong việc học hành, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Thậm chí có người chỉ mong

muốn có việc làm ổn định còn lại con đường sự nghiệp chỉ trông chờ vào chồng con, bản thân cứ quanh quẩn nơi bếp núc, nội trợ.

Do vậy, mặc dù dạy học là một trong những ngành được phái nữ rất yêu thích ở Việt Nam. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, giáo viên nữ chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối ở hệ mầm non; giữ tỷ lệ cao ở bậc phổ thông (tiểu học 77,4%, trung học cơ sở 67,9%, trung học phổ thông 61,2%); ở hệ đại học, cao đẳng, nữ giới chiếm tỷ lệ không thua nam giới. Đáng lưu ý là phần lớn phụ nữ Việt Nam lại chưa theo đuổi đến những nấc thang học vị cuối cùng của ngành giáo dục, đó là tiến sĩ và giáo sư. Thay vào đó, phái nữ chỉ phấn đấu khi cịn trẻ, chưa có gia đình, chồng con chi phối. Điều này giải thích tại sao hàng năm khi vinh danh các thủ khoa của các trường Đại học, Cao đẳng thì đa phần là nữ. Chẳng hạn, năm 2014 Hà Nội vinh danh 132 thủ khoa tốt nghiệp có thành tích học tập xuất sắc và tham gia tích cực cơng tác đoàn, phong trào thanh niên, trong đó có 37 nữ nam và 95 nữ (www.news.zing.vn) . Ngược về mấy năm trước đó cũng vậy như năm 2008 có 99 sinh viên, trong đó có 77 nữ và 22 nam (www.dantri.com.vn)....

Nhưng khi phong hàm giáo sư, phó giáo sư, trao học vị tiến sỹ thì ngược lại nam nhiều, nữ ít. Theo một báo cáo được Thứ trưởng Bộ giáo dục Bành Tiến Long cơng bố hồi cuối tháng 10 năm 2010, thì phụ nữ chỉ chiếm 11% trong tổng số các tiến sĩ, thạc sĩ trong khi chỉ có 1% số giáo sư ở Việt Nam là phụ nữ. Giải thích về thực trạng này, giáo sư Phạm Phụ, giảng viên trường đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, một người thường lên tiếng góp ý về chất lượng giáo dục tiến sĩ tại Việt Nam nói: “Trong thực tế thường thường số giáo sư nữ tương đối ít, vì phụ nữ theo văn

hóa phương Đơng thì thường gánh vác cơng việc gia đình nhiều hơn. Vì vậy, mặc dù trong mặt bằng chung thì chưa cao, nhưng trong điều kiện của Việt Nam để đạt đến giáo sư thì các chị em cũng phải cố gắng nhiều lắm. Phụ nữ thường đến giai đoạn của bậc tiến sĩ, phó giáo sư thì cũng là lúc có con cái, gia đình nữa.”

(www.voanews.com)

viên nào cũng có điều kiện gia đình thuận lợi để tập trung vào công việc chuyên môn. Đôi khi thầy cô phải lo toan những thứ khác để ni sống gia đình vì thu nhập từ cơng việc chưa đủ ni sống bản thân và gia đình. Yếu tố khơng kém phần quan trọng là nhận thức của bản thân trong việc nâng cao trình độ. Nếu thầy cơ thỏa mãn với kiến thức hiện có, với tri thức mà được học mấy năm đại học, cao học hay nghiên cứu sinh thì rất khó để thầy cơ chun tâm vào nghiên cứu khoa học để cập nhật , trau đồi, mở mang kiến thức. Khi đó đúng như GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã nói “Giảng những điều cũ kỹ chỉ gây hại cho người học” (www.vietnamnet.vn)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)