Các nhân tố thuộc trường đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 34 - 37)

1.1 .Tổng quan về đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học

1.1.1.2 .Đội ngũ giảng viên

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong

1.3.2. Các nhân tố thuộc trường đại học

* Chế độ đãi ngộ về lương, thưởng:

Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đối với đội ngũ giảng viên. Đây là điều dễ hiểu vì con người làm việc ln có mục đích, chứ khơng theo bản năng như con vật, nghĩa là câu hỏi luôn được đặt ra trong đầu mỗi người là “tơi được cái gì khi tơi làm việc này”. Tất nhiên cái lợi ích thu về là vì tập thể hay vì cá nhân, vì số đơng hay số ít thì mới chứng minh được cái lợi đó là tích cực hay tiêu cực, tốt hay xấu….

* Sử dụng và bố trí phù hợp với khả năng của giảng viên:

Sử dụng đội ngũ giảng viên: Là “trọng dụng giảng viên” sắp xếp, bố trí, đề bạt GV vào các vị trí việc làm, chức danh phù hợp nhất với khả năng của từng cá nhân GV nhằm tạo cho ĐNGV động lực để phát huy tối đa tiềm năng trong thực hiện nhiệm vụ; định hướng, kiến tạo, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, khoa học, chuyên nghiệp giúp ĐNGV làm việc với chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Xây dựng “ngân hàng giảng viên quốc gia” sử dụng ĐNGV thống nhất trên toàn quốc. Việc sử dụng đội ngũ giảng viên phải mang tính chiến lược; phát huy quyền chủ động của cấp bộ môn.

– Đánh giá đội ngũ giảng viên: Không chỉ là đánh giá theo năng lực thực hiện nhiệm vụ, mà còn là đánh giá sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của cá nhân GV. Đánh giá mặt mạnh và yếu của từng GV để xác định mục tiêu cần phát triển hiện tại và tương lai. Năng lực được coi như một công cụ đánh giá. Cách thức đánh giá đảm bảo khách quan, công bằng và kết quả đánh giá thống nhất.

*Chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài:

Chưa bao giờ vấn đề bồi dưỡng và thu hút nhân tài lại trở thành vấn đề “nóng” đầy sự quan tâm của toàn xã hội như hiện nay. Đặc biệt là trong môi trường Giáo dục Đại học thì việc thu hút nhân tài lại càng được coi trọng.

Từ nhiều năm qua, chính sách thu hút nhân tài được xem như một chiến lược dài hạn của các trường đại học trong cả nước. Việc thu hút người tài, người có trình độ cao với những học vị, học hàm được cụ thể hóa với các chế độ phụ cấp, thu nhập, mức lương. Để đáp ứng yêu cầu phát triển có trọng tâm, có chiến lược, kết hợp chủ trương đãi ngộ nhân tài và khuyến khích việc bồi dưỡng và đào tạo nhân tài từ nguồn nhân lực của chính các giảng viên trong nhà trường. Điểm qua chủ trương, chính sách và các chế độ đãi ngộ người tài, người có học hàm học vị trong các năm qua là tương đối có hiệu quả. Bài tốn thu hút nhân tài với mức chi hỗ trợ của từng trường là khác nhau nhưng nhìn chung có điểm tương đồng: Tạo mơi trường cho người có tài phát huy tài năng của mình. Xác định việc đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh - sinh viên giỏi góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cung ứng người tài cho nhà trường trong tương lai. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, rèn luyện năng khiếu đỉnh cao luôn được gắn liền với việc phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất sinh viên. Nhân tài phải là người có thực học, thực tài chứ không phải là người hụt hẫng về kiến thức nhưng lại thừa học vị, học hàm.

Thực tế cho thấy, những chính sánh thu hút, tuyển chọn, sử dụng nhân tài vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những điểm bất cập dễ nhận thấy là việc phát hiện nhân tài. Một trong những nguồn cung ứng nhân tài từ những năm qua là sinh viên có học lực xuất sắc. Ngồi yếu tố là sinh viên giỏi (qua điểm thi, đoạt các giải), để trở thành nhân tài phải bao gồm năng khiếu bẩm sinh, khả năng sáng tạo, bản lĩnh phát triển kỹ năng chun mơn, khi triển khai chính sách thu hút nhân tài cần đảm bảo khâu giám sát liên tục của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cần có giám sát để đảm bảo rằng những chính sách đề ra là phù hợp với sự phát triển của

chính sách. Chiến lược thu hút nhân tài phải đúng thực chất. Việc thu hút người tài phải đảm bảo tuân thủ những yêu cầu tuyển dụng nhân sự (ký kết hợp đồng kèm theo những yêu cầu cụ thể, đánh giá năng lực…). Khi đã có người tài nhiệt tâm cống hiến tài năng, trí tuệ cho đất nước, các cấp chính quyền cần biết trân trọng đón nhận và phát huy đúng sở trường của họ.

*Môi trường làm việc

Nền giáo dục hiện đại ngày càng khẳng định vai trị khơng thể thiếu của các tiện ích học tập đối với tinh thần và chất lượng học tập của giảng viên và sinh viên. Một trường Đại học được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, hiện đại với hệ thống phịng thí nghiệm, thực hành, mơ phỏng... đạt chuẩn sẽ giúp đội ngũ giảng viên truyền tải tới sinh viên tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng, trực quan hơn.

Chẳng hạn, giảng viên giảng dạy ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế tốn... giảng viên có thể mơ phỏng thực tế các nhà hàng, khách sạn thực hành, phịng mơ phỏng doanh nghiệp, phòng thực hành nghiệp vụ. Trong khi đó, giảng viên ngành Kỹ thuật - Cơng nghệ sử dụng các phịng thí nghiệm, xưởng thực hành để đưa kiến thức thực tế từ đời sống vào trong bài giảng... Những tiện ích học tập khác như thư viện, phịng tự học hay kể cả tiện ích giải trí như sân bóng, phịng GYM, thanh nhạc, vũ đạo...

*Chính sách đào tạo, bồi dưỡng giảng viên

Đưa chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên để đội ngũ giảng viên tiếp cận rộng rãi nhằm tạo cơ hội cho giảng viên hạng thấp hơn tiếp cận với kỹ năng, nghiệp vụ thực tế, thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn.

Ngồi ra, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đưa vào chương trình đào tạo sinh viên ngành sư phạm để khi tốt nghiệp ra trường đội ngũ này đủ điều kiện để tham gia tuyển dụng và không phải tham gia bồi dưỡng lại mới đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng tương ứng với trình độ đào tạo.

Giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng, đồng thời khuyến khích, động viên giảng viên tham gia bồi dưỡng sẽ được xét bổ nhiệm hạng chức danh cao hơn nâng dần cơ cấu hạng cao nhiều hơn nhằm cải thiện mức sống của giảng viên để họ toàn tâm toàn ý đầu tư vào công việc đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng.

“Chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên không chỉ là tạo hành lang pháp lý cho họat động nghề nghiệp mà cịn là động lực thúc đẩy tính sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm của đội ngũ. Đầu tư thích đáng cho việc bồi dưỡng những giảng viên ưu tú thành người giỏi góp phần thực hiện tốt chính sách lựa chọn, bố trí, sử dụng và quản lý giảng viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)