Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 37 - 40)

1.1 .Tổng quan về đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học

1.1.1.2 .Đội ngũ giảng viên

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong

1.3.3. Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

+ Môi trường kinh tế

Cơ chế kinh tế thị trường, sự tác động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường có thể kể đến như sự cạnh tranh không lành mạnh cũng đã tác động ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hút nhân lực cho GD và ĐT nói chung cũng như đối với việc thu hút nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển ĐNGV của các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập ở Việt Nam. Chính sách thu hút, đãi ngộ của Nhà nước, của ngành, của địa phương cùng với chế độ đãi ngộ thích đáng đối với người có trình độ cao, có tâm huyết với nghề, sẽ là cơ hội tốt cho các trường đại học trong việc thu hút nhân lực cho mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên.

Điều kiện kinh tế gia đình, thu nhập của giảng viên, xét ở góc độ khách quan thì yếu tố này ln có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống, sự gắn bó nghề nghiệp của bản thân giảng viên cũng như đối với nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên của các trường.

+ Mơi trường chính trị

Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước đổi mới trong lĩnh vực GD-ĐT. Nghị quyết TW khóa VIII nhấn mạnh: “đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư cho phát triển”; thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD-ĐT, đặc biệt là chính sách đầu tư và

lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất của cơng việc, theo vùng do Chính phủ quy định”.

Trong phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển các yếu tố bên trong của ĐN này giữ một vai trị đặc biệt quan trọng. Đó là các yếu tố liên quan đến phẩm chất và năng lực của GV các trường ĐH.

Phẩm chất và năng lực của GV nói chung, GV đại học, cao đẳng nói riêng được hình thành thơng qua con đường đào tạo, bồi dưỡng nhưng lại được phát triển và hoàn thiện bằng sự trải nghiệm ngay trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Có thể nói, sự tự học, tự bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi GV. Nếu khơng có tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chun mơn nghiệp vụ, đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập khơng những không đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác đào tạo giảng viên hiện nay mà cịn khơng đáp ứng được sự phát triển của chính bản thân mình. Từ đó, để phát triển hiệu quả đội ngũ giảng viên các trường đại học cần phải xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển này.

+ Môi trường công nghệ

Mục tiêu cơ bản và lâu dài của giáo dục – đào tạo nước ta là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, trong đó đào tạo nhân lực để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức.

Mặt khác, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020 đòi hỏi chúng ta thực hiện “nền giáo dục đáp ứng và đón đầu sự phát triển kinh tế – xã hội” của đất nước theo hướng chuẩn hóa và hội nhập quốc tế. Sự phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện chuyển động và thay đổi nhanh của tiến bộ khoa học-kỹ thuật, đặc biệt là sự xuất hiện của các công nghệ cao, công nghệ mới tác động một cách mạnh mẽ và tạo nên áp lực đổi mới nhanh chóng các hoạt động, các quy trình cơng nghệ của sản xuất- dịch vụ đã đặt ra yêu cầu thích ứng nhanh của lao động kỹ thuật, điều đó cũng có nghĩa là hệ thống giáo dục – đào tạo phải có chuyển biến để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

+Mơi trường văn hóa

Mơi trường sư phạm, bầu khơng khí dân chủ cởi mở trong nhà trường sẽ có tác động đến cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên. Nó tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên nhà trường. Bầu khơng khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là phát triển đội ngũ giảng viên.

Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng tốt thì càng thu hút được giảng viên và công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên gặp thuận lợi. Giảng viên trách nhiệm và gắn bó với nhà trường. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ đối với tập thể nhà trường đặc biệt là đội ngũ giảng viên tốt hơn, tạo động lực khiến giảng viên tự giác gắn bó với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.

+ Môi trường quan hệ quốc tế

Hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh đang trở thành nhiệm vụ ưu tiên của các trường ĐH Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết 14 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và tồn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 -2020, nhiều trường ĐH đã triển khai việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài, trước mắt là bằng tiếng Anh; nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút người nước ngồi; tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới; đạt được thỏa thuận về tương đương văn bằng, chương trình đào tạo với các cơ sở GDĐH trên thế giới; khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi GV, chuyên gia với nước ngồi; khuyến khích GV là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam; tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam; Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các cơ sở GDĐH có uy tín trên thế giới mở cơ sở GDĐH quốc tế tại Việt Nam hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở GDĐH Việt Nam.

Hội nhập quốc tế trong GDĐH đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nói chung, trong các trường đại học, cao đẳng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)