Phương hướng của trường Đại học FPT Hà Nội về nâng cao chất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 90 - 91)

1.1 .Tổng quan về đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học

1.1.1.2 .Đội ngũ giảng viên

3.1. Phương hướng của trường Đại học FPT Hà Nội về nâng cao chất

ngũ giảng viên

Dựa vào mục tiêu phát triển của Nhà trường, cần có các quan điểm đổi mới nhằm đưa ra giải pháp phù hợp cho hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Trường đạt hiệu quả tốt hơn. Do đó, giải pháp thực hiện phải là một sản phẩm khoa học, được nghiên cứu, phân tích đánh giá một cách khoa học. Mặt khác, giải pháp thực hiện phải phù hợp với các chính sách đầu tư và phát triển của tập đoàn FPT cũng như các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương hướng chủ đạo để hoàn thiện đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường là “Nhân tố con người là nguồn lực quyết định cho sự phát triển của Trường”. Khi hoạch định chính sách đội ngũ giảng viên, Nhà trường cần tiếp tục quan tâm đội ngũ giảng viên; tạo điều kiện tốt nhất để họ đạt năng suất lao động cao nhất; quan tâm nhu cầu vật chất, tinh thần, nhu cầu tâm lý, xã hội; làm cho họ ngày càng có giá trị trong sự phát triển của Trường cũng như xã hội; quản lý con người một cách văn minh, nhân bản, làm cho họ thấy hạnh phúc trong lao động và cuộc sống, phải xem “Quản trị nguồn nhân lực vừa là khoa học vừa là nghệ thuật”.

Tiếp cận theo hướng chiến lược là phương thức quản lý hiện đại, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại. Cách tiếp cận này giúp cho Nhà trường thích ứng một cách chủ động với sự biến động của mơi trường và qua đó đạt được mục tiêu phát triển trong dài hạn. Trong các cách để tạo ra sự phát triển, thì lợi thế thơng qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định.

Những con người trong Nhà trường phải được vận hành một cách thống nhất, gắn kết như một. Nên phương hướng về mặt quản lý cần phải có chính sách quản lý mềm dẻo, uyển chuyển để thích ứng với mơi trường xung quanh luôn phát triển, thay đổi. Giải quyết các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật trong Nhà trường không được

tách rời vấn đề xã hội (yếu tố con người trong đó). Bàn bạc, thuyết phục, thương lượng với người lao động để đạt được sự đổi mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)