Nhân sự tại trường Đại học FPT HN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 52 - 58)

1.1 .Tổng quan về đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học

1.1.1.2 .Đội ngũ giảng viên

2.1. Tổng quát về trường Đại học FPT Hà Nội

2.1.6. Nhân sự tại trường Đại học FPT HN

Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự tại Đại học FPT Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2017 ĐVT: người ĐVT: người Năm 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1. Phân theo trình độ

Giáo sư, Tiến sĩ 75 77 82

Thạc sĩ, Cử nhân 149 206 281

Trình độ khác 56 70 75

2. Phân theo giới tính

Nam 154 166 221

Nữ 126 187 217

3. Phân theo độ tuổi

Từ 22 – 30 (tuổi) 134 158 197

Từ 31 – 40 98 143 181

Từ 41 - 60 48 52 60

3. Phân theo bộ phận

Ban giám hiệu 4 5 5

Phịng Hành chính 6 7 7

Phòng TC&QLĐT 8 8 9

Phòng CTSV 10 12 14

Phòng Tuyển sinh 16 18 21

Phòng PR-Marketing 7 9 14

Phòng Quan hệ doanh nghiệp 5 5 5

Khoa Công nghệ thông tin 87 107 132

Khoa Kinh tế 44 67 91

Khoa ngôn ngữ 73 89 105

Bộ môn cơ bản 20 26 35

Về cơ cấu theo trình độ

Cùng với việc chăm lo phát triển đội ngũ GV cơ hữu, hàng năm, Đại học FPT HN còn mời các GV thỉnh giảng từ các trường ĐH, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.... về giảng dạy tại trường nhằm huy động chất xám của các nhà khoa học và các GV chun mơn tốt vào mục đích nâng cao CLĐT của nhà trường.

Tính đến tháng 12/2017, nhà trường đang có hơn 80 Giảng viên là Giáo sư, Tiến sĩ có trình độ chun mơn cao, đáp ứng đủ yêu cầu số lượng GV đầy đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên có mặt hạn chế là quy mơ sinh viên tăng dần theo từng năm nhưng có thể thấy số lượng giảng viên trình độ cao khơng thay đổi nhiều, có nhiều nguyên nhân cũng như hạn chế dẫn tới việc số lượng giảng viên không biến động qua các năm. Số lượng Giảng viên là Thạc sỹ, cử nhân tăng nhanh chóng từ gần 150 giảng viên lên gấp đôi gần 300 giảng viên từ năm 2015 tới năm 2017. Điều đó chứng tỏ số lượng sinh viên tuyển sinh của nhà trường tăng trưởng mạnh qua các năm, dẫn tới số lượng GV cũng tăng tương ứng theo tỉ lệ thuận đáp ứng yêu cầu, quy mô giảng dạy. Trường ĐH FPT Hà Nội cho thấy sự đúng đắn và phù hợp của định hướng đào tạo liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn của nhà trường bằng việc hàng năm cho ĐNGV đi học tập nâng cao trình độ chun mơn cả trong và ngồi nước, với các chương trình liên kết quốc tế, nhà trường mong muốn cải thiện đáng kể về cơ cấu trình độ của các giảng viên trong nhà trường. Từ đó cải thiện nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường phát triển, tăng trưởng theo từng năm.

Về cơ cấu giới tính

Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong một tổ bộ máy, tổ chức có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả của các hoạt động mà bản thân mỗi cá nhân, tổ chức đó mang lại. Tuy nhiên cần phải xem xét, phân tích đặc thù để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giới tính đến cơng việc của tổ chức, cá nhân đó như thế nào.

Theo bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ lệ giảng viên nam và nữ trong nhà trường có sự chênh lệch không nhiều năm 2015 là 55,4 % giảng viên nữ là 44,6% tỷ lệ này

lệch nhiều hơn nữa số lượng nam là 46,3%, giảng viên nữ là 53,7%. Ta thấy số giảng viên nữ chiếm lệ cao hơn nam giới. Đây là điều bình thường đối với một trường đại học đào tạo. Đó cũng là kiện thuận lợi để giảng viên của nhà trường học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên ở trưởng cịn có một số điểm đặc trưng sau:

- Tuổi đời của giảng viên nữ phần lớn dưới 35 tuổi việc xây dựng gia đình và nghỉ thai sản, nghỉ nuôi con ốm của các nữ giảng viên làm cho nhà trường ln phải có số lượng giảng viên dự phòng, nguy cơ thiếu giảng viên càng tăng.

- Do đặc điểm về giới, phụ nữ thường phải chăm lo quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới. Do thiên chức làm vợ, làm mẹ đã khiến phụ nữ phải giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và ni dạy con. Cho nên sự đầu tư cho công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động của nhà trường là một ghi nhận về sự cố gắng lớn của phụ nữ (hiện số giảng viên nữ có trình độ thạc sĩ và đang học cao học chiếm tới 40% số giảng viên có trình độ thạc sĩ của nhà trường). Trong công tác chủ nhiệm lớp và các cơng tác khác, với đức tính chu đáo, cẩn thận, chị em thường làm tốt hơn nam giới, đây là điểm mạnh của giảng viên nữ trong trường. Song một số giảng viên nữ cịn có tư tưởng an phận, điều kiện và nhu cầu học tập ở trình độ cao ít. Vì thế trong cơng tác quản lý phát triển giảng viên nhà trường cần quan tâm chú ý đến những điều kiện khả năng của giới để động viên khuyến khích giúp giảng viên nữ khắc phục được những khó khăn về giới để ngày càng vươn lên hơn nữa.

Về cơ cấu độ tuổi

Qua số liệu thống kê về độ tuổi của giảng viên Trường Đại học FPT cho thấy số lương giảng viên theo độ tuổi hàng năm biến đổi khơng nhiều. Vì đặc điểm là trường ngồi cơng lập nên có nhiều giảng viên quá số tuổi lao động đã dừng làm việc tại các cơ quan nhà nước đến làm việc chiếm tỷ lệ 21%. Ở độ tuổi 41 đến 60 tuổi có 35 người chiếm tỷ lệ 9,6%. Hai nhóm này có số giảng viên có thâm niên nghề nghiệp cao, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, phần lớn trong số đó hiện đang giữ cương vị chủ chốt lãnh đạo chuyên môn ở Trường và ở các khoa, tổ, là lực

lượng giảng viên đầu đàn, giảng viên chính của nhà trường. Tuy nhiên số giảng viên này sắp đến tuổi về hưu nên cần phải có lực lượng kế cận kịp thời.

Số giảng viên độ tuổi từ 31 - 40 tuổi có 186 người chiếm tỷ lệ 51,2%. Đây là lực lượng nịng cốt vì phần lớn giảng viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn quy định, độ tuổi chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã được khẳng định. Trong số đó có trình độ Thạc sĩ và vẫn còn khả năng tiếp tục được đào tạo bồi dưỡng lên trình độ cao hơn. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, hàng năm cần phải phân loại đội ngũ giảng viên này theo các tiêu chí khác nhau như trình độ chun mơn nghiệp vụ, khả năng về ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu khoa học... để có những hình thức đào tạo... bồi dưỡng nâng cao trình độ phù hợp.

Số giảng viên dưới 30 tuổi có 142 người chiếm tỷ lệ 39,11%. Số giảng viên này tuy không nhiều nhưng lại là lực lượng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của nhà trường, với sức trẻ, lịng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, có trình độ ngoại ngữ, tin học, là lực lượng nòng cốt gánh vác sứ mệnh của nhà trường trong tương lai. Phần lớn đội ngũ này được tuyển dụng trong vịng 3 năm trở lại đây, đó là những sinh viên khá, giỏi được đào tạo từ các trường đại học lớn trong nước như trường Đại học Luật, Học viện Tài Chính, Ngân hàng, Bách khoa Hà nội, Sư phạm, Thương Mại,.... Số giảng viên này rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn tới. Với sức trẻ, nhạy bén và những điều kiện thuận lợi họ sẽ vươn lên nhanh chóng, là nguồn bổ sung, thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ giảng viên đã trên 50 tuổi của nhà trường.

Hạn chế lớn nhất của số giảng viên dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, họ chưa được rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan. Điều này có thể khắc phục được nếu các cấp quản lý trong trường quan tâm, tạo điều kiện và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn giúp họ nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đầu đàn, có trình độ chun mơn cao quan tâm giúp đỡ để họ phát triển.

Cần phải tiếp tục tăng cường, bổ sung lực lượng giảng viên trẻ để vừa đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nhất là việc bổ sung giảng viên ở những ngành nhiều học sinh - sinh viên, kịp thời thay thế số giảng viên sắp đến tuổi về hưu, đồng thời góp phần trẻ hố đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên việc tăng cường, bổ sung đội ngũ giảng viên cần phải được tiến hành đúng quy chế, quy trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng.

Về cơ cấu theo bộ phận

Nhìn vào bảng trên ta thấy Trường Đại học FPT Hà nội luôn đặt ra yêu cầu về chất lượng giảng viên, số lượng và cơ cấu giảng viên. Bởi đây là nội dung quan trọng tạo nên những thành tựu của nhà trường về chất lượng đào tạo và quy mô đào tạo. Nhà trường luôn phấn đấu đạt chuẩn về chất lượng, đảm bảo số lượng và cân đối hợp lý cơ cấu đội ngũ giảng viên. Nhà trường đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 100% giảng viên đạt chuẩn về trình độ, chun mơn nghiệp vụ. Đảm bảo số lượng giảng viên đạt chỉ tiêu 18sv/1 giảng viên. Có cơ cấu hợp lý về trình độ, chuyên mơn và giới tính: kế hoạch đến 2020 trường có 100% giảng viên có trình độ thạc sỹ, 31% giảng viên có trình độ tiến sỹ; cơ cấu giới tính cân đối hài hịa.

Giảng viên cơ hữu tại trường phân chia theo đơn vị khoa, phịng có sự chênh lệch nghiêng về Bộ môn Công nghệ thông tin là chủ yếu vì đây là khoa mũi nhọn của nhà trường chiếm tỷ lệ lớn nhất và có số lương tăng nhanh nhất từ 78 giảng viên năm 2015 đã tăng đến 112 giảng viên vào năm 2017. Đây là khoa đông sinh viên nhất trong nhà trường và được khoa làm nên tên tuổi của trường Đại học FPT Hà Nội. Tiếp theo là các Bộ môn kinh tế cũng có sự phát triển đồng đều tuy nhiên quy mơ về số lượng cịn nhiều hạn chế do số lượng sinh viên của các khoa bên khối kinh tế cịn ít. Nhà trường ln cố gắng để có được cơ cấu giảng viên thỉnh giảng và cơ hữu đồng đều nhau. Còn cơ cấu giảng viên giữa các khoa thì cịn tùy thuộc và lượng sinh viên tham gia học tập tại khoa đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)