Về sức khỏe

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 61)

1.1 .Tổng quan về đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học

1.1.1.2 .Đội ngũ giảng viên

2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học FPT Hà

2.2.2.1 Về sức khỏe

Theo kết quả khám sức khỏe hàng năm, thể lực của đội ngũ giảng viên Trường Đại học FPT Hà Nội nhìn chung là khá tốt, giảng viên đều có đủ năng lực giảng dạy. Tuy nhiên cũng có một số giảng viên tuổi cao nên sức khỏe cũng giảm sút so với sức khỏe của đội ngũ giảng viên trẻ.

Hàng năm nhà trường luôn tổ chức khám sức khỏe thường niên cho cán bộ công nhân viên trong nhà trường để đánh giá đo lường sức khỏe của toàn bộ đội ngũ giảng. Kết quả cho thấy tập thể cán bộ và đội ngũ giảng dạy của nhà trường hoàn tồn có đủ sức khỏe để giảng dạy và hồn thành cơng việc được giao.

Bảng 2.5: Phân loại sức khỏe đội ngũ giảng viên Trường ĐH FPT HN năm 2017

ĐVT: Giảng viên

Loại

Loại A Loại B Loại C

Giới tính SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Nam 150 57 24 38 2 33 Nữ 113 43 70 62 4 67 Tổng số 263 100 94 100 6 100

Nhìn vào bảng số liệu 2.5 ta nhận thấy đại đa số giảng viên đại học FPT Hà Nội đều có đủ sức khỏe để tham gia hoạt động giảng dạy. Chỉ có 2 giảng viên nam có sức khỏe loại C, rơi vào 2 giảng viên gạo cội của nhà trường, hai thầy đều đã trên 80 tuổi. Có thể trong những năm tới nhà trường sẽ dừng hợp đồng giảng dạy đối với những giáo viên này. Về số lượng giảng viên nữ có sức khỏe loại B tập trung vào nhóm giảng viên có độ tuổi từ 40-50 tuổi, nên sức khỏe yếu hơn bộ phận giảng viên trẻ.

Giảng viên của nhà trường thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường niên của nhà trường và các sự kiện giao lưu thể dục thể thao với sinh viên trong Nhà trường cũng như các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mục tiêu của Nhà trường luôn chăm lo đến sức khỏe cho đội ngũ giảng viên cũng như toàn bộ cán bộ cơng nhân viên trong trường. Vì sức khỏe có tốt thì mới có thể làm việc, cống hiến giảng dạy tốt, hoàn thành các nhiệm vụ mà nhà trường đề ra.

Để tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên tái sản xuất sức lao động tốt hơn, tạo lập mối quan hệ tốt hơn trong trường, hàng năm Nhà trường tổ chức tham quan, nghỉ mát cho đội ngũ giảng viên theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.

Về điều kiện làm việc, an toàn lao động, mỗi giảng đường đều được trang bị đầy đủ hệ thống ánh sáng, quạt điện, loa, micro, máy chiếu, máy vi tính... nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy vừa giảm tiêu hao sức lao động quá mức cho giảng viên trong điều kiện lớp học đơng sinh viên, trời nắng nóng, mưa gió.

Về đãi ngộ vật chất và lương thưởng, thu nhập của giảng viên trong Trường có mức lương được hưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường cịn có phần thu nhập tăng thêm theo QĐ số 141/QĐ- ĐHFPT ngày 31/08/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học FPT về việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường ĐH FPT.

Về chế độ chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nhà trường thực hiện đầy đủ theo chế độ chính sách của pháp luật Nhà nước. Do tỷ lệ nữ của nhà trường lớn nên chế độ thai sản, nghỉ đẻ cho giảng viên nữ được chú trọng như giảm định mức giảng dạy, định mức giờ NCKH cho giảng viên nữ trong thời gian thai sản, nuôi con nhỏ. Việc thực hiện đúng, đủ này tạo yên tâm công tác cho đội ngũ giảng viên.

Ngoài ra nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đấu thể dục thể thao theo định kỳ, hoặc nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm như 26/03. 20/11, hoặc tổ chức giao lưu thi đấu với các đơn vị có liên quan trong ngành. Trước khi thi đấu ln có các buổi tập luyện và đều có sự bồi dưỡng kịp thời, hợp lý cả về mặt vật chất và tinh thần cho đội ngũ giảng viên

2.2.2.2 Về trình độ chun mơn

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên trường Đại học FPT Hà Nội được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Trình độ chun mơn ĐNGV trường ĐH FPT HN phân theo khối ngành ĐVT: Giảng viên Năm 2015 2016 2017 Trình độ chuyên môn 1, Khối ngành CNTT 59 89 103 -GS/PGS 0 0 0 -TS/TSKH 9 9 10 -Thạc sỹ 35 52 57 - Đại học 15 28 36 2, Khối ngành Kinh tế 111 127 156 -GS/PGS 1 1 1 -TS/TSKH 52 55 58 -Thạc sỹ 30 35 53 - Đại học 28 36 44 3, Khối ngành ngôn ngữ 46 56 81 -GS/PGS 0 0 0 -TS/TSKH 13 13 14

- Đại học 13 18 20 4, Bộ môn cơ bản 8 12 23 -GS/PGS 0 0 0 -TS/TSKH 0 0 0 -Thạc sỹ 3 6 14 - Đại học 5 6 9 TỔNG SỐ 224 289 363

Nguồn: Phòng TC&QLĐT trường ĐH FPT HN

Trường Đại học FPT Hà Nội hiện tại có có 363 giảng viên đảm bảo 100% giảng viên của nhà trường có trình độ từ thạc sỹ trở lên: PGS có 3 giảng viên, Tiến sĩ có 76 giảng viên; Thạc sĩ có 118 giảng viên; đang học cao học là 50 giảng viên; cử nhân là 116 giảng viên.

Trên cơ sở dự báo về quy mô số lượng sinh viên của Trường đại học FPT Hà Nọi được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và căn cứ vào các chương trình đào tạo các chuyên ngành đồng thời đáp ứng đủ tiêu chuẩn 1 ngành học của Bộ Giáo dục và đào tạo. Ngồi ra thì đội ngũ Tiến sĩ và Thạc sĩ cũng được bố trí phù hợp với quy mô sinh viên của nhà trường. Nhìn chung về số lượng giảng viên cơ hữu trong nhà trường cịn ít hơn so với số lượng giáo viên thỉnh giảng. Vì vậy cần tăng cường giảng viên cơ hữu để đảm bảo chủ động trong việc phân công giảng dạy và cơng tác tại trường. Với trình độ chun mơn như vậy để chuẩn hố đội ngũ giảng viên cần có sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của chính bản thân các giảng viên, bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường cũng cần có những chính sách phù hợp nhằm thu hút và điều kiện cho đội ngũ giảng viên này tham gia học tập đạt chuẩn, vượt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ sự nghiệp chung của nhà trường.

Để có được kết quả như trên trường Đại học FPT Hà Nội đã chủ động, tích cực triển khai và phát triển các hoạt động liên kết, hợp tác đào tạo với các trường đại học trong và ngồi nước để nâng cao trình độ giảng viên, hỗ trợ về tài chính và tinh thần cho giảng viên học tập nâng cao trình độ. Đặc biệt hàng năm nhà trường

cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và thường xuyên có các đồn tình nguyện viên người Đức và Úc đến trường làm việc và dạy tiếng anh cho cả cán bộ và học sinh nhà trường. Ngoài ra, hàng năm nhà trường có cử cán bộ quản lý và giảng viên đi tham dự các chương trình tập huấn ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước. Từ năm 2012 cho đến nay đã có khoảng 50 lượt cán bộ giảng viên của các khoa đi tập huấn ở các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…. trong vòng từ 3-12 tháng.

2.2.2.3. Về đạo đức nghề nghiệp

Tình hình đạo đức nghề nghiệp của ĐNGV của Đại học FPT Hà Nội được thể hiện ở bảng sau

Bảng 2.7: Tổng hợp phản hồi của người học về đội ngũ giảng viên Trường ĐH FPT Hà Nội từ năm 2015 – 2017 ĐVT: % STT Nội dung 2015 2016 2017 1 Rất hài lòng 83.2% 87.0% 92.2% 2 Hài lòng 11.6% 9.5% 6.8% 3 Bình thường 5.2% 3.5% 1.0% 4 Chưa hài lòng 0.0% 0.0% 0.0%

Nguồn: Phòng TC&QLĐT Đại học FPT HN

Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm, đội ngũ giảng viên trường Đại học FPT Hà Nội ln có phẩm chất đạo đức tốt. Tập thể giảng viên và cán bộ cơng nhân viên nhà trường ln có thái độ hịa nhã, sẵn sàng giúp đỡ và trả lời mọi thắc mắc của sinh viên. Luôn là một người thầy và một người bạn với thế hệ sinh viên nhà trường. Thái độ của giảng viên nhà trường được sinh viên đánh giá khá cao.

trường ln nhận được phản hồi tích cực từ phía sinh viên. Mức độ hài lịng giảm xuống theo từng năm từ hơn 11% năm 2015 xuống cịn hơn 6% năm 2017, điều đó phản ánh theo hướng tích cực hơn về chất lượng của ĐNGV nhà trường. Tuy nhiên về mức độ bình thường cũng được cải thiện tích cực từ 5% năm 2015 xuống cịn 1% năm 2017, đã có nhiều biện pháp được áp dụng để cải thiện về chất lượng GV của nhà trường.

Đạo đức nhà giáo luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu ở bất kì một cơ sở giáo dục nào. Đại học FPT Hà Nội nói riêng ln đặt vẫn đề đạo đức là vấn đề then chốt, thấy phải có đạo đức tốt, có tâm với nghề thì mới có thể tạo ra những người học trị giỏi vừa có tài vừa có đức.

2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của ĐH FPT Hà Nội 2.3.1. Về tuyển dụng 2.3.1. Về tuyển dụng

Hoạt động tuyển dụng được nhà trường áp dụng 1 số phương pháp sau: + Phương pháp tuyển dụng thông qua bản thông báo tuyển dụng:

Cán bộ tuyển dụng sẽ tiến hành đăng tuyển trên các kênh thông tin nội bộ như Public nội bộ của Trường và của Tập đoàn FPT, website tuyển dụng của Tập đoàn FPT, Public nhân sự ngành dọc,... Nội dung đăng tuyển gồm có: vị trí tuyển dụng, số lượng tuyển, mô tả ngắn gọn về công việc, yêu cầu cụ thể đối với người xin việc, thời gian, địa điểm làm việc, quyền lợi của ứng viên nếu được tuyển, cách thức và thời gian nộp hồ sơ,…

Những thông tin đăng tuyển này nhằm thông báo cho cán bộ nhân viên trong Trường và các đơn vị thành viên của tập đoàn FPT biết được các vị trí trống và khuyến khích các cán bộ nhân viên giới thiệu bạn bè, người thân nộp hồ sơ ứng tuyển.

Hồ sơ ban đầu của ứng viên chỉ yêu cầu CV bản mềm theo mẫu chuẩn của FU ban hành. Nếu là hồ sơ bản giấy thì chỉ cần bản phơ tơ, khơng cần cơng chứng. Đây là một ưu điểm bởi nhờ đó ứng viên cũng dễ dàng nộp hồ sơ và cán bộ tuyển dụng cũng dễ lưu trữ hồ sơ, chọn lọc hồ sơ được dễ dàng hơn.

Phương pháp này thường sử dụng khi tuyển chọn cho các vị trí quản lý, Giảng viên. Khi có vị trí quản lý trống, nhân viên trong Trường/các đơn vị thuộc tập đồn có thể sẽ tiến cử một người nào đó trong tập đồn nộp hồ sơ dự tuyển. Phương pháp này tuy thu được lượng hồ sơ không lớn nhưng chất lượng hồ sơ nhận được rất tốt bởi những thông tin do cán bộ trong cơng ty cung cấp thường có độ tin cậy cao. Nhờ đó mà cán bộ tuyển dụng nhanh chóng tìm được những người có năng lực phù hợp với công việc đang tuyển.

+ Phương pháp tuyển dụng căn cứ vào các thông tin được lưu trữ trong chương trình phần mềm quản lý nhân sự của Tập đoàn

Tại FU đang sử dụng chương trình phần mềm quản lý nhân sự People Soft1, của tập đồn. Đây là một trong những chương trình quản lý nhân sự tiến tiến nhất hiện nay. Các thông tin về cán bộ nhân viên đều được lưu trữ thông qua chương trình này. Đó là những thơng tin về cá nhân, bằng cấp, mức lương, khen thưởng, đào tạo,… Những thông tin này thường xuyên được cập nhật. Dựa vào những thông tin trong chương trình People Soft 1, cán bộ nhân sự có thể chọn ra được những người phù hợp ứng tuyển cho các vị trí trống. Các ứng viên từ nguồn nội bộ thường cho kết quả tuyển dụng cao bởi họ là những người có năng lực, đã quen với cơng việc và môi trường làm việc của công ty. Nguồn nội bộ thường tiết kiệm chi phí tuyển dụng”.

Nguồn bên ngồi :

Số hồ sơ thu được từ nguồn bên ngồi ln lớn hơn nhiều lần so với nguồn nội bộ. Sử dụng nguồn bên ngoài sẽ thu được nguồn ứng viên phong phú và đa dạng. Nguồn này gồm những sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nhân viên các doanh nghiệp cùng ngành, những người đang làm việc cho các tổ chức khác,… Nguồn bên ngoài tuy thu được nhiều hồ sơ nhưng lại tốn chi phí, tốn thời gian tuyển chọn. Đồng thời, người lao động từ bên ngồi sẽ cần có nhiều thời gian để làm quen với tổ chức và công việc.

Nhà trường thường đăng thông tin tuyển dụng trên Website của Trường www.fpt.edfu.vn và các website khác như www.24h.com.vn, www.ungvien.net , www.vietnamwork.com, www.tuyendung.com.vn ,... Những thông tin tuyển dụng được thiết kế sẵn với nội dung tương tự như thông tin được đưa lên các kênh thông tin nội bộ.

Những tiêu chuẩn mà FU đặt ra đối với ứng viên là cao và có phần thiên nhiều về bằng cấp, đặc biệt là đối với những vị trí là Giảng viên, cán bộ quản lý,...Điều đó cũng là hợp lý bởi yêu cầu của Trường là đào tạo công nghệ cao, chất lượng quốc tế nên các ứng viên phải có trình độ chun mơn cao. Trên thực tế, có một số người có kinh nghiệm, năng lực làm việc tốt nhưng bằng cấp của họ lại không đạt như yêu cầu. Nhà trường cũng thực hiện linh hoạt trong vấn đề này để những người có kiến thức và kỹ năng thực sự được phát huy khả năng của mình, để Trường tìm được những người phù hợp.

+ Tổ chức Giảng thử ( đối với các vị trí là Giảng viên)

Cán bộ nhân sự lên danh sách những ứng viên được vào vòng Giảng thử và thông báo thời gian và địa điểm để ứng viên đến tham gia. Buổi Giảng thử được chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, giảng đường để ứng viên có thể giảng tốt nhất Thông qua Giảng thử, hội đồng tuyển dụng sẽ có cái nhìn chính xác về năng lực giảng dạy của Giảng viên.

Thành phần hội đồng Tuyển dụng đã được ghi trong phiếu yêu cầu tuyển dụng. Thơng thường sẽ có 5 cán bộ tham gia vào hội đồng Tuyển dụng. Họ là cán bộ nhân sự, trưởng bộ môn, Trưởng ban đào tạo và các giảng viên có chun mơn cao. Riêng với Giảng viên ngoại ngữ, Phòng nhân sự sẽ mời thêm các sinh viên tham gia nghe giảng và đánh giá.

Qua buổi Giảng thử, hội đồng tuyển dụng sẽ đánh giá tác phong, kỹ năng giảng dạy, khả năng truyền đạt và quan trọng nhất là đánh giá được khả năng chuyên môn trong công tác giảng dạy của ứng viên. Với Ứng viên giảng thử ngoại ngữ, sinh viên tham gia sẽ đánh giá vào một phiếu đánh giá được chuẩn bị sẵn bởi

Cuối buổi Giảng thử, ứng viên có thể hỏi nhà tuyển dụng những vấn đề mà họ quan tâm, thắc mắc về Đại học FPT cũng như về công việc giảng dạy.

Kết thúc quá trình Giảng thử, mỗi thành viên trong hội đồng tuyển dụng sẽ có bảng kết quả đánh giá riêng của mình. Cán bộ nhân sự tổng hợp các biên bản phỏng vấn, và phiếu đánh giá của sinh viên (đối với các ứng viên giảng dạy môn ngoại ngữ) và thống nhất với Trưởng ban đào tạo danh sách những ứng viên được lựa chọn. Kết quả Giảng thử phải được ghi nhận bằng văn bản có chữ ký của các cán bộ tham gia đánh giá giảng thử

* Xử lý kết quả sau phỏng vấn/Giảng thử

Sau khi có danh sách những ứng viên có năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí cần tuyển, cán bộ nhân sự sẽ tổ chức một buổi nói chuyện với ứng viên. Nội dung của buổi nói chuyện này là trao đổi với cán bộ quản lý trực tiếp về công việc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học fpt hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)