1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với quảng cáo thương mại bị cấm thương mại bị cấm
Bên cạnh vai trị tích cực của hoạt động quảng cáo đối với thương nhân, nền kinh tế và xã hội, hoạt động quảng cáo thương mại cịn mang trong mình những điểm tiêu cực.
Hoạt động quảng cáo tác động tới nhiều nhóm chủ thể trong xã hội. Nhóm chủ thể chịu ảnh hưởng lớn nhất đó là người tiêu dùng. Tuy nhiên, không chỉ người tiêu dùng, nhóm chủ thể cũng chịu ảnh hưởng đó là các đối thủ cạnh tranh
của thương nhân trên thị trường. Nếu không được pháp luật điều chỉnh, thương nhân hồn tồn có thể thực hiện hoạt động quảng cáo nhằm bơi nhọ, nói xấu, thơng tin khơng chính xác tới sản phẩm, hàng hóa của thương nhân khác. Những yếu tố đó, địi hỏi pháp luật phải điều chỉnh các hoạt động quảng cáo nhằm bảo vệ các lợi ích mà hoạt động này có thể xâm phạm.
Hệ thống pháp luật về quảng cáo thương mại của mọi quốc gia trên thế giới đều có nhóm chế định điều chỉnh các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm. Những quy định pháp luật này nhằm hài hịa quyền, lợi ích hợp pháp của thương nhân có thực hiện hoạt động quảng cáo với quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, thương nhân khác trên thị trường.
Không những thế, trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như ngày nay thì quảng cáo thực sự đã trở thành một công cụ cạnh tranh mang lại hiệu quả rõ rệt. Thật vậy, việc quảng cáo với quy mô lớn hơn, gây được ấn tượng rộng rãi trong giới khách hàng sẽ quyết định rất nhiều đến doanh thu của thương nhân. Theo thống kê thì ngày càng nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc bị các thương nhân khác mua lại vì ngun nhân khơng đủ năng lực cạnh tranh trước nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ.
Bản chất của quảng cáo là thông tin, tuyên truyền một chiều của thương nhân, do đó, trong q trình thực hiện các hoạt động quảng cáo, thương nhân luôn mong muốn và luôn hạn chế các thông tin tiêu cực, không tốt của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp. Ngược lại, người tiêu dùng luôn mong muốn nhận được những thông tin chuẩn xác về công dụng, tác dụng… của sản phẩm. Do đó, pháp luật cần can thiệp để có thể hạn chế thơng tin một chiều, thậm chí là thơng tin sai lệch của nhà sản xuất hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng.
Ngoài ra, với nền kinh tế thị trường non trẻ như Việt Nam hiện nay, người tiêu dùng còn thiếu quan tâm, hiểu biết tới hàng hóa, sản phẩm, hơn nữa vai trị quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo thương mại còn chưa cao, hoạt động thiếu hiệu quả. Điều này gián tiếp đã tạo ra kẽ hở để các thương nhân đưa ra các thông tin quảng cáo không trung thực, gian dối,
thiếu rõ ràng, cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Là một hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động quảng cáo thương mại có tác dụng thúc đẩy thói quen tiêu dùng, mua bán hàng hóa sản phẩm… qua đó giúp tăng trưởng ngành hàng hóa nói riêng, cả nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nếu như khơng giới hạn sự kích thích tiêu dùng này, sẽ dễ dẫn tới tình trạng tiêu dùng tràn lan quá mức, gây lãng phí, nhất là đối với các nguồn lực khan hiếm.
Do đó, pháp luật cần có các quy định về các hoạt động quảng cáo bị cấm nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, kinh tế và cả xã hội. Việc đặt ra quy định này có mục đích và ý nghĩa sau đây:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân trong nền kinh tế, ngăn ngừa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thủ tiêu đối thủ cạnh tranh..v..v.
- Bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, tránh tình trạng khơng được nhận biết các thơng tin chính xác và trung thực về sản phẩm.
- Bảo vệ trật tự thương mại cho nền kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh, năng động; bảo đảm các lợi ích của Nhà nước, của cơng dân.
- Pháp luật liệt kê các hoạt động, hành vi quảng cáo thương mại bị cấm, không được thực hiện rõ ràng sẽ giúp quá trình thực thi pháp luật hiệu quả hơn. Qua đó lành mạnh thị trường quảng cáo, các quảng cáo có thơng tin chính xác, đem lại những tác động tích cực hơn cho người tiêu dùng và tồn xã hội.
Với mục đích và ý nghĩa quan trọng như vậy, hệ thống pháp luật điều chỉnh về hoạt động quảng cáo nói chung và hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm nói riêng cần phải được xây dựng một cách chặt chẽ, phù hợp với các yêu cầu cơ bản của xã hội.
Từ q trình nghiên cứu, có thể đưa ra khái niệm về pháp luật quảng cáo
thương mại bị cấm là bộ phận của pháp luật quảng cáo thương mại, theo đó quy định những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo và các hành vi không được thực hiện trong hoạt động quảng cáo.