Một số nhận xét về thực trạng pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm từ thực tiễn áp dụng thời gian qua

Một phần của tài liệu Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 63)

14 Báo Pháp Luật TPHCM, “Mở cửa” cho quảng cáo so sánh?

2.2.2. Một số nhận xét về thực trạng pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm từ thực tiễn áp dụng thời gian qua

mại bị cấm từ thực tiễn áp dụng thời gian qua

Một là, pháp luật về quảng cáo thương mại ở nước ta từng bước được

hoàn thiện.

Bên cạnh Luật Quảng Cáo, Luật Thương mại, có hàng loạt các đạo luật như Luật Cạnh tranh năm 2004 và hiện nay là Luật Cạnh tranh năm 2018, cùng nhiều dạo luật khác có các quy định liên quan đến hoạt động quảng cáo thương mại như Luật báo chí, Luật xuất bản. Luật Dược, Luật an toàn thực phẩm…cũng được ban hành tạo thành hệ thống pháp luật về quảng cáo thương mại ngày càng được hoàn thiện

Hai là, Pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm quy định rõ ràng trách

nhiệm của các chủ thể trong hoạt động này.

Việc quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo trong hệ thống văn bản pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và ngoài nước tham gia lĩnh vực quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, góp phần thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển, đóng góp

hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo như nội dung quảng cáo không phù hợp thuần phong mỹ tục và đạo đức dân tộc; quảng cáo không đúng sự thật; quảng cáo vi phạm chủ quyền quốc gia...

Ba là, một số quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm cịn

chưa chính xác hoặc thiếu cụ thể.

Khoản 2 Điều 16 Luật Quảng cáo quy định người tiếp nhận quảng cáo có quyền từ chối tiếp nhận quảng cáo, tuy nhiên, việc từ chối sẽ được thực hiện như thế nào? Nếu như việc quảng cáo thông qua tin nhắn, thư điện tử..., người tiếp nhận quảng cáo có thể từ chối tiếp nhận quảng cáo nhưng trong nhiều trường hợp khác thì từ chối bằng cách nào (ví dụ đang xem chương trình truyền hình bị lồng ghép chương trình quảng cáo thì “từ chối” xem bằng cách nào? Thực tế, nhiều người dân đã từng "mắc lừa" vì những quảng cáo thiếu trung thực nhưng rốt cuộc cũng bó tay và nhắm mắt cho qua, vì khơng biết "khiếu nại" ở đâu và để được bồi thường thì cũng mất khơng ít công sức, thời gian.

Một thực tế nữa đang diễn ra là trong một số quảng cáo trên truyền hình có đưa ra lời kêu gọi như: “Mua sản phẩm của chúng tơi là bạn đã góp 10 đồng để chung tay giúp đỡ trẻ em nghèo”... Việc các doanh nghiệp làm từ thiện là việc làm cần được khuyến khích. Tuy nhiên, việc lạm dụng các vấn đề nhân đạo lồng vào quảng cáo sản phẩm nhằm khuyến khích tiêu dùng nhưng thực tế không làm từ thiện hoặc việc làm từ thiện chỉ là hình thức với mức giá trị khơng như quảng cáo thì Luật Quảng cáo chưa quy định. Bên cạnh đó, Luật cũng chưa có quy định cụ thể về các kênh mua sắm phát sóng trên truyền hình mặc dù hình thức quảng cáo này đang rất phổ biến. Có thể thấy, sự hấp dẫn của các sản phẩm được quảng cáo thông qua phương tiện này dựa phần lớn vào yếu tố hình ảnh và sự thuyết minh của người dẫn chương trình. Nếu như thiếu sự quy định rõ ràng, thì các quảng cáo sẽ khó đáp ứng được u cầu thơng tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm được quảng cáo. Khi đó người tiêu dùng dễ bị “thiệt thịi” nếu như không “tỉnh táo” trước khi chọn mua sản phẩm thông qua các kênh mua sắm

này. Luật cũng chưa đề cập đến vấn đề quảng cáo rao vặt, trong khi đây là một hoạt động quảng cáo phổ biến và đang gây nhiều bức xúc trong xã hội trong thời gian qua bởi tình trạng gây mất mỹ quan đơ thị.

Bốn là, một số quy định pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm không

phù hợp với thực tiễn.

Như quảng cáo có yếu tố nước ngồi, yêu cầu thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân Việt Nam thực hiện dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam. Quy định này có thể khiến cho các doanh nghiệp nước ngồi lo ngại khi muốn tiến hành khai thác thị trường Việt Nam. Bởi lẽ, trước khi vào thị trường Việt Nam, doanh nghiệp đó có thể đã kí hợp đồng dịch vụ quảng cáo với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo ở nước ngoài (nhất là đối với cơng ty đa quốc gia thì cơng ty mẹ sẽ tiến hành chiến dịch quảng cáo xuyên quốc gia), do đó, nếu có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình mà phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện thì sẽ khiến quy trình thêm rườm rà và tốn kém hơn nhiều.

Hoặc quy định về chuyển mục đích sử dụng cơng trình quảng cáo cũng như tuân thủ các quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật xây dựng theo Luật Đất đai, Luật Xây dựng. Thực tế, các cơng trình quảng cáo là cơng trình nhỏ, đơn lẻ, hầu hết được xây dựng trên đất nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích cơng cộng, có tính chất tạm thời, mỗi bảng quảng cáo lớn cũng chỉ sử dụng vài chục mét vuông (m2) để làm móng trên phần diện tích hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét vng (m2) đất của người sử dụng đất. Phần đất còn lại vẫn sử dụng theo đúng mục đích được giao. Nếu mỗi cơng trình quảng cáo phải làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất như các cơng trình xây dựng lớn, dài hạn là không khả thi.

Nếu thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời như vừa nêu ở trên rất nhiều bảng quảng cáo phải tháo dỡ, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, trong khi các quy định mới này lại không phù hợp với quy định của Chính phủ.

Quy định quảng cáo trên báo in, báo mạng cũng không phù hợp. Sử dụng mạng quảng cáo tự động có thể mang lại rủi ro cho các báo điện tử bởi các báo khơng kiểm sốt được nội dung quảng cáo trước khi nó xuất hiện trên báo mình quảng cáo trên báo mà có vi phạm là tờ báo phải chịu trách nhiệm. Do đặc thù của công nghệ thông tin, báo điện tử có thể liên kết với các báo khác qua các đường link. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan báo điện tử đối với nội dung các trang thông tin điện tử liên kết với báo mình; các báo chỉ chịu trách nhiệm về nội dung trên trang thông tin điện tử do báo đăng ký Hiện nay, theo quy định, chỉ có báo điện tử và trang thông tin điện tử phải xin cấp phép, vì vậy, các blog cá nhân, các trang mạng xã hội, thư điện tử, điện thoại di động... liên quan đến hoạt động quảng cáo đang nằm ngoài sự quản lý nhà nước.

Ngoài ra là quy định giới hạn về thời lượng và tần suất quảng cáo. nếu vẫn tiếp tục bị giới hạn về thời lượng và tần suất quảng cáo, các đơn vị này cũng khó có thể trở thành đơn vị tự chủ tài chính. Vì vậy, trong việc hồn thiện pháp luật quảng cáo, nên xây dựng những quy định về quảng cáo phù hợp với từng loại chương trình (kênh) truyền hình, ví dụ: cần phân biệt chương trình thời sự với chương trình giải trí, chương trình bán hàng hoặc phân biệt kênh tuyên truyền với kênh trả tiền.

Ngoài vấn đề trên, hoạt động của các kênh bán hàng trên truyền hình cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như tình trạng bán hàng khơng đúng kiểu loại, chất lượng đã quảng cáo, thậm chí lừa dối khách hàng mà khơng quy được trách nhiệm đã được báo chí đề cập nhiều. Tuy nhiên, những bất cập trên vẫn chưa được xử lý triệt để.

Một số quy định mang tính định tính như cấm quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến danh nhân, lãnh tụ… Tuy nhiên, như thế nào là “gây ảnh hưởng xấu” thì Luật khơng quy định rõ, vì hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, lãnh tụ có thể được dùng để quảng cáo trên băng-rôn, pa-nơ cổ động cho các việc cơng ích hoặc dịch vụ khơng sinh lời. Ví dụ, pa-nơ cổ động người dân tăng cường rèn luyện sức khỏe có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh tập thể dục hay pa-nô cổ động cho Đội

tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam thi đấu có lá Quốc kỳ là những việc hết sức bình thường. Thậm chí, một ngành kinh doanh như du lịch cũng có thể sử dụng hình ảnh Quốc kỳ hay Quốc kỳ cách điệu trong sản phẩm quảng cáo của mình (áp phích, pa-nơ, phim ảnh...) giới thiệu với bạn bè quốc tế. Trên thế giới, để quảng bá thương hiệu, sản phẩm đặc trưng của đất nước mình, khơng ít quốc gia cho phép dùng Quốc kỳ, Quốc huy làm lơ-gơ quảng cáo (ví dụ, dao díp Thuỵ Sĩ ln có hình ảnh Quốc kỳ hoặc Quốc huy nước này). Ngược lại, có doanh nghiệp dùng hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm hay dự lễ khai trương, động thổ, tổng kết... của doanh nghiệp để quảng bá hình ảnh của mình một cách khéo léo hoặc sử dụng hình ảnh của lãnh đạo, cơng chức ngành, lĩnh vực liên quan đến sản phẩm để quảng cáo cho sản phẩm, thương hiệu của mình, gây ngộ nhận cho khách hàng, thì có được hiểu là gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hay khơng.

Năm là, pháp luật về quảng cáo còn thiếu các chế tài xử lý vi phạm hoặc

đã có nhưng chưa đủ sức để răn đe, quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo còn kém hiệu quả.

Vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo vẫn diễn ra liên tục và rất phức tạp, thiếu chế tài áp dụng. Nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được đăng quảng cáo không đúng sự thật, khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là “thần dược” có thể chữa được bách bệnh. Ngồi ra, cịn có khá nhiều quảng cáo không theo quy định của Bộ Y tế về công dụng của sản phẩm thực phẩm chức năng như: Quảng cáo thực phẩm chức năng chữa được bệnh tiểu đường, chữa trị tận gốc bệnh gút hoặc bệnh ung thư.... Những quảng cáo này khơng chính xác, bởi thực phẩm chức năng chỉ là sản phẩm hỗ trợ, làm giảm nguy cơ gây bệnh chứ khơng có tác dụng chữa bệnh.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, số vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo bị phát hiện cũng như số vụ được xử lý ngày càng nhiều cho thấy lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn chỉ là một phần nhỏ so với thực tế vi phạm. Do quy trình xử lý vi phạm rườm rà, mất nhiều thời gian, mức phạt tiền còn thấp hơn so với mức lợi nhuận thu được từ việc thực

hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo nên vi phạm vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ hay nói một cách khác các chế tài chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe.

Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, bởi lẽ, khoảng 80% thị phần quảng cáo hiện nay được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, hệ thống đài phát thanh, đài truyền hình, internet, các phương tiện truyền dẫn phát sóng, xuất bản phẩm...; hay như hoạt động quảng cáo thương mại có sự tham gia quản lý của Bộ Công thương. Vậy nên cần quy định rõ nhằm thể hiện đúng vị trí, vai trị của các Bộ này trong quản lý hoạt động quảng cáo cùng với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Một phần của tài liệu Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)