Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo pháp luật việt nam (Trang 66 - 67)

14 Báo Pháp Luật TPHCM, “Mở cửa” cho quảng cáo so sánh?

3.2.1. Giải pháp chung

(i) Thống nhất sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quảng cáo và quảng cáo thương mại.

Trong chương 2 luận văn đã phân tích sự tồn tại của hai văn bản quy phạm pháp luật có giá trị ngang nhau cùng điều chỉnh về hoạt động quảng cáo thương mại, đó là Luật Thương mại và Luật Quảng cáo. Thực trạng này vừa khiến các chủ thể khó khăn trong q trình áp dụng luật, vừa cho thấy tính thiếu hệ thống trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam

Hai nhóm văn bản pháp luật này cùng có hiệu lực pháp luật. Luật Quảng cáo không sử dụng thuật ngữ “quảng cáo thương mại” nhưng nội dung của văn bản này chủ yếu quy định về quảng cáo hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Cả hai

nhóm văn bản pháp luật này đều có quy định về các quảng cáo bị cấm. Điều 109 Luật Thương mại 2005 và Điều 7, Điều 8 Luật Quảng cáo cùng quy định về vấn đề này và nội dung sự cấm đoán ở hai điều luật về cơ bản là giống nhau15. Điều này đã dẫn tới một thực trạng pháp luật trùng lặp, chồng chéo, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật và làm giảm hiệu lực điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động quảng cáo. Có thể dễ thấy nhất đó là việc các thương nhân hoạt động quảng cáo thương mại phải chịu sự ràng buộc pháp lý của quy định về quảng cáo lẫn quảng cáo thương mại. Việc áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cũng gặp khó khăn, chồng chéo và giảm tính liên kết giữa các Bộ Công thương, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Thông tin và truyền thơng.

Có thể giải thích về ngun nhân của tình trạng này là do sự tồn tại của loại hình quảng cáo phi lợi nhuận. Đối với nước ta, khái niệm quảng cáo ra đời trước và trong một thời gian dài gắn với các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị và xã hội. Trong khi đó thì khái niệm quảng cáo thương mại ra đời muộn hơn và bắt đầu phát triển từ khi đất nước ta thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa là do cơ chế ban hành văn bản pháp luật với sự tham gia chủ trì soạn thảo của các Bộ là nguyên nhân tạo nên dấu ấn “lợi ích ngành” trong các văn bản pháp luật, trong đó có văn bản pháp luật về quảng cáo.

Việc khẳng định bản chất thương mại của hoạt động quảng cáo sẽ dẫn đến yêu cầu thống nhất các quy định trong lĩnh vực này. Qua đó chấm dứt sự tồn tại của hai nhóm văn bản cùng điều chỉnh một lĩnh vực, xóa bỏ tình trạng trùng lặp, phức tạp của các quy định pháp luật cũng như sự phức tạp mà các chủ thể chịu sự điều chỉnh phải tuân theo.

Một phần của tài liệu Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo pháp luật việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)