hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo
Thương nhân có quyền tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong khuôn khổ pháp luật định sẵn. Xuất phát từ chức năng cũng như yêu cầu quản lý nhà nước và tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế mà Nhà nước ln có các quy định về các hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh thật phù hợp. Việc kinh doanh các hàng hóa dịch vụ này của thương nhân rất dễ gây ra hậu quả tiêu cực như khó quản lý, nguy hiểm cho người tiêu dùng, rối trật tự an tồn xã hội… Do đó, Nhà nước nghiêm cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh đối với các hàng hóa này. Việc sử dụng quảng cáo thương mại để kích thích tiêu dùng cho các hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh là đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, xâm phạm trật tự thương mại mà Nhà nước bảo vệ.
Theo qui định tại Luật Đầu tư thì đối với hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, nghiêm cấm các thương nhân và tổ chức cá nhân khác kinh doanh hàng hóa dịch vụ, một số trường hợp cụ thể thì cần được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đối với hàng hóa dịch vụ hạn chế kinh doanh thì thương nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo qui định.
Bản chất của quảng cáo thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại với mục đích là kích thích sự tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Do đó việc sử dụng quảng cáo thương mại để kích thích tiêu dùng cho các hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh là đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, xâm phạm trật tự thương mại mà Nhà nước bảo vệ. Hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh là những hàng hóa dịch vụ có tính chất nhạy cảm, nguy hiểm.Việc kinh doanh các hàng hóa dịch vụ này của thương nhân rất dễ gây ra các hậu quả tiêu cực như việc khó quản lý, nguy hiểm cho người tiêu dùng, gây rối trật tự an tồn xã hội....Do đó, Nhà nước nghiêm cấm các hành vi
kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh đối với các hàng hóa này. Như vậy đối tượng của quảng cáo thương mại bị Nhà nước cấm thì tất nhiên là hành vi quảng cáo thương mại đó cũng phải bị cấm. Đây là điều dễ hiểu bởi vì bản thân hàng hóa được quảng cáo đã bị cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh thì việc giới thiệu thơng tin về nó cũng phải bị cấm.
Bên cạnh các hàng hóa dịch vụ bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh, pháp luật thương mại cũng đưa ra quy định về quảng cáo đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc biệt. Đó là sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em; hàng hóa dịch vụ liên quan đến y tế; hàng hóa dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn ni và giống vật ni, giống cây trồng; hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa. Lĩnh vực y tế là lĩnh vực liên quan đến an tồn tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng, do đó các hành vi vi phạm về quảng cáo y tế rất dễ gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Luật quảng cáo năm 2018, tại Điều 07 đã quy định những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như đã phân tích ở chương 1.
Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn diễn ra mà cơ quan quản lý chỉ phát hiện khi có chỉ dẫn của người tiêu dùng. Tháng 7 năm 2019, Cục Quản lý dược đã có văn bản thông báo tạm ngừng nhận hồ sơ và cấp phép quảng cáo trong thời hạn 3 tháng với 9 công ty dược phẩm bao gồm: Công ty Dược phẩm Cửu Long (sản phẩm vi phạm C.ales); Cổ phần Đông dược 5 (thuốc ho người lớn, trẻ em, tiêu độcmát gan); Dược phẩm Khang Phúc, Micro Labs (sản phẩm Obirax); Ebewe Pharma Austria (sản phẩm Cerebrolysin); Getz Pharma Pakistan (thuốc Getlite); Sanofi Aventis, TNHH Kim Đô (thuốc Rodogyl); Xí nghiệp Dược phẩm 150 (thuốc Tadalafil) vì đã vi phạm những quy định của pháp luật như: quảng cáo thuốc khi chưa được cấp phép; quảng cáo không đúng với hồ sơ đã nộp tại Cục Quản lý dược; sử dụng vật chất để kích thích việc kê đơn sử dụng thuốc; quảng cáo thuốc bằng hình thức tư vấn của thầy thuốc hoặc thư cảm ơn của bệnh nhân; thực hiện các chương trình khuyến mãi, đố vui sử dụng thuốc làm phần thưởng... Đây cũng chính là những hình thức vi phạm chủ yếu diễn ra
trong hoạt động quảng cáo thuốc hiện nay.
Các vi phạm chủ yếu trong hoạt động quảng cáo dạng này chính là việc quảng cáo khi chưa được cấp phép. Đặc biệt là hoạt động quảng cáo thuốc bằng phương tiện mạng thơng tin điện tử có số vi phạm nhiều nhất. Bởi tính chất của loại phương tiện này là rất khó kiểm soát, nên nhiều nhà sản xuất đã lợi dụng phương tiện này quảng cáo một cách tràn lan, rộng rãi mà không cần xin phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ, trong thời gian gần đây, Cơng ty Gedeon Richter đã phải giải trình với Bộ Y tế về việc tiếp thị thuốc tránh thai khẩn cấp Postinor 2 khi chưa được cấp phép. Trước đó, hãng Glaxo Smith Kline (viết tắt là GSK) cũng bị điều tra vì phát thuốc Panadol miễn phí cho các trường mầm non. Cụ thể, cơng ty GSK đã triển khai chương trình tặng thuốc Panadol trẻ em cho hơn 30 trường mầm non. Hành động này khơng nằm trong danh mục các loại hình quảng cáo thuốc cho công chúng mà Bộ Y tế cho phép. Theo Cục trưởng Quản lý dược Cao Minh Quang, hoạt chất được dùng trong Panadol là paracetamol, nếu dùng quá liều sẽ gây tổn thương gan. Việc quảng cáo thuốc bừa bãi như trên có thể dẫn đến lạm dụng thuốc cho trẻ và gây hậu quả đáng tiếc. Cịn cơng ty Gedeon Richter lại có nhiều vi phạm khi quảng cáo loại thuốc mới Postinor 2. Sản phẩm này chưa được Cục Quản lý dược cấp phép quảng cáo nên công ty đã sử dụng mẫu tờ rơi của một sản phẩm khác là postinor sửa đổi đôi chút để quảng cáo sản phẩm mới. Nhưng ngay cả tờ rơi của Postinor cũng là bất hợp pháp vì nó được cấp phép năm 2001, đã hết giá trị cách đây 2 năm.
Trong các buổi tư vấn sức khỏe sinh sản tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, trình dược viên của Gedeon Richter đã phát tờ rơi quảng cáo thuốc Postinor 2 cho sinh viên, trong khi trên tờ rơi in rõ ràng là "Tài liệu dành cho cán bộ y tế". Điều này sai quy định về thơng tin quảng cáo thuốc vì tài liệu quảng cáo thuốc dành cho người có chun mơn và cơng chúng phải khác nhau. Việc phát tài liệu quảng cáo tùy tiện như vậy có thể dẫn đến hiểu lầm về tác dụng của thuốc, dẫn đến lạm dụng.
Một trong những nguyên nhân để xảy ra tình trạng này là do các cơ quan quản lý. Bởi với đội ngũ nhân lực quá mỏng, các cơ quan này không thể theo sát hoạt động của các thương nhân. Việc kiểm tra chỉ được thực hiện mỗi năm một vài lần vào thời điểm nhất định nào đó nên chỉ thu được kết quả “tốt đẹp” nên rất ít các trường hợp vi phạm bị phát hiện. Nắm được điểm yếu này của cơ quan chức năng, các nhà sản xuất tha hồ tùy tiện quảng cáo sản phẩm dưới mọi hình thức mà khơng cần xin phép. Vì vậy, cần thiết phải hồn thiện chất lượng cũng như số lượng đội ngũ cán bộ của cơ quan chức năng, đảm bảo việc thực hiện chức năng được hiệu quả