Kiến nghị cụ thể đối với một số quảng cáo thương mại bị cấm

Một phần của tài liệu Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo pháp luật việt nam (Trang 72 - 78)

15 Đinh Văn Nhiên, Pháp luật về Quảng cáo ở Việt Nam hiện trạng và phương hướng

3.2.2. Kiến nghị cụ thể đối với một số quảng cáo thương mại bị cấm

- Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định pháp luật.

Cụm từ “trái với quy định pháp luật” là cụm từ mang tính chất rất chung chung, không cụ thể. Và đương nhiên là các quảng cáo trái với quy định pháp luật thì khơng được phép thực hiện. Việc quy định như vậy sẽ không thực sự logic vì những hoạt động quảng cáo được liệt kê trong điều 119 Luật Thương mại 2005 này đều là những quảng cáo trái pháp luật. Những khái niệm này cần phải quy định cụ thể trong luật để tránh việc tự ý áp dụng theo ý chí của cơ quan hành pháp.

Nên sửa đổi quy định này thành: “Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử,

văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam”

- Quảng cáo so sánh

Chúng ta cần phải xây dựng khái niệm quảng cáo so sánh. Trong khi pháp luật đa số các các nước đều đã ghi nhận khái niệm này thì pháp luật hiện hành

Việt Nam tuy đã ghi nhận sự tồn tại mà chưa quy định khái niệm là một điểm thiếu sót. Sửa đổi quy định về quảng cáo so sánh như sau:

“Quảng cáo so sánh là quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm hay các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnh tranh sản xuất, cung ứng hay phân phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy định”17.

Quảng cáo so sánh trong trường hợp các thông tin so sánh là khách quan, đúng sự thật, chính xác và có căn cứ sẽ giúp ích cho người tiêu dùng được tiếp cận với các thông tin để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Cạnh tranh là động lực phát triển nền kinh tế. Do đó, việc nêu ra các thơng tin chính xác, nêu được các lợi thế có thật của thương nhân tuy có đụng chạm đến thương nhân khác nhưng sẽ tạo ra động lực phát triển cho nền kinh tế. Thiết nghĩ, việc đưa ra các thơng tin chính xác, có căn cứ để giúp khách hàng hiểu rõ hơn chức năng, ưu điểm của sản phẩm là một hành vi cạnh tranh lành mạnh. Vì những lý do trên, bản thân ủng hộ quan điểm nên “mở cửa” đối với quảng cáo so sánh. Tuy nhiên sự mở cửa này phải đi kèm với các điều kiện. Các điều kiện được đặt ra ở đây là sự trung thực, tính khách quan và có căn cứ của các thơng tin so sánh. Vấn đề này có thể tham khảo chỉ thị số 97/55/EC của Liên Minh Châu Âu về quảng cáo so sánh hợp pháp.

Làm rõ khái niệm: ”quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh

trực tiếp”. Việc đưa ra các thơng tin, hình ảnh, ngơn từ có thể gây cho khách

hàng nhận biết được quảng cáo đang đề cập đến đối thủ cạnh tranh cụ thể cũng được xem là so sánh trực tiếp.

Làm rõ khái niệm “hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ cùng

loại”. Đây là yêu tố quan trọng để xác định điều kiện “cấm” của một hoạt động

quảng cáo so sánh.

- Quảng cáo gian dối, sai sự thật

Cách quy định phạm vi bằng phương pháp liệt kê này không thực sự khoa học. Bởi bất cứ một thông tin nào về sản phẩm đều cũng có thể được nhà quảng cáo đưa thông tin gian dối. Hơn nữa, để nâng cao trách nhiệm của nhà quảng cáo và của cơ quan quản lý thị trường thì theo ý kiến bản thân, nên sửa đổi quy định này như sau:

“Quảng cáo gian dối, sai sự thật về hàng hóa dịch vụ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

- Quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh

Để quy định có thể bao quát hết được sự đa dạng và phong phú của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì theo ý kiến tác giả, nên sửa quy định này như sau:

Đó có thể là quảng cáo xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, quảng cáo ép buộc...

- Bổ sung một số quy định về quảng cáo bỏ sót thơng tin, quảng cáo phóng đại quá mức, quảng cáo trực tuyến

+ Quảng cáo bỏ sót thơng tin: đây là cách thức quảng cáo mà việc mô tả hàng hóa dịch vụ khơng đầy đủ hoặc tiết lộ những thông tin liên quan một cách nửa vời. Điển hình cho cách thức quảng cáo này là việc các hãng hàng không giá rẻ quảng cáo giá vé rất hấp dẫn như bay từ Hà Nội sang Thái Lan hay từ TP.Hồ Chí Minh sang Singapore chỉ 25 USD. Tuy nhiên, họ lại lờ đi việc trong quảng cáo các khoản tiền khác mà khách hàng phải trả như lệ phí sân bay, phụ phí nhiên liệu.. hoặc là mỗi chuyến bay chỉ có một tỷ lệ nhỏ số vé này. Quy định về quảng cáo gian dối khó có thể áp dụng trong trường hợp này bởi rõ ràng thông tin về sản phẩm là không sai.

+ Quảng cáo phóng đại quá mức: đây là cách thức quảng cáo so sánh tuyệt đối. Chúng ta bắt gặp ngày càng nhiều các quảng cáo dạng như: “nước hoa thơm nhất”, “dầu gội cao cấp nhất”, “sản phẩm nước uống có ga số 1 trên thị trường”... Cách thức quảng cáo này sẽ tác động tiêu cực đối với toàn bộ các thương nhân cùng ngành sản xuất sản phẩm được quảng cáo đó. Bởi lẽ khi một sản phẩm được tiếp cận với khách hàng là số 1 thì các sản phẩm khác cùng loại sẽ bị hạ thấp lợi thế cạnh

tranh. Vì vậy, pháp luật nên cấm hành vi quảng cáo có sử dụng các thuật ngữ so sánh nhất như: “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số 1”.

+ Quảng cáo trực tuyến

Trong thời đại thông tin bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, quảng cáo trực tuyến đã được các chuyên gia quảng cáo xác định là đích ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nước ta hiện đang là một trong 20 nước có tiềm năng nhất về phát triển quảng cáo trực tuyến 18, cùng với sự phát triển ngày càng mau lẹ của hệ thống thông tin Internet, mức độ phổ cập đến với người dân cũng ngày một tăng. Quảng cáo trực tuyến trên Internet và điện thoại di động ngày càng rầm rộ, gây khó khăn cho việc quản lý loại hình quảng cáo này. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của thương nhân và người tiêu dùng, pháp luật cần phải có sự hồn thiện về các quy định về loại hình quảng cáo này.Theo tác giả nên cấm quảng cáo thông qua tin nhắn trên điện thoại di động

+ Quảng cáo với Trẻ em

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Đảm bảo cho sự khôn lớn và phát triển lành mạnh của trẻ em là bảo đảm cho sự phồn vinh của quốc gia mai sau. Sự tiếp xúc của trẻ em đối với các thơng tin của quảng cáo có thể dẫn tới các hậu quả tiêu cực, nếu như chúng ta không quản lý tốt các nội dung của quảng cáo. Hình thức quảng cáo này đã lợi dụng sự hạn chế về mặt nhận thức của trẻ em, ngay cả khi chưa gây thiệt hại thì hành vi này cũng bị phê phán về đạo đức..Luật quảng cáo năm 2018 tại khoản 14, Điều 08 có quy định song cịn chung chung chưa cụ thể dẫn đến khó thực hiện trên thực tế.

18 MobiFone thu hồi pano quảng cáo “xấu chơi”, http://vietbao.vn/Kinh-te/MobiFone-

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoạt động quảng cáo thương mại trên lãnh thổ nước ta được dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Vì vậy pháp luật về quảng cáo thương mại nói chung, quảng cáo thương mại bị cấm nói riêng phải được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn cho hoạt động thương mại.

Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trong đó có quảng cáo thương mại bị cấm phải dựa trên những tiêu chí khoa học làm chuẩn mực đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật quảng cáo thương mại bị cấm bao gồm các nhóm giải pháp chung và các nhóm giải pháp cụ thể như đã trình bày trong luận văn.

KẾT LUẬN

Quảng cáo thương mại đã và đang là một trong những công cụ xúc tiến thương mại hữu hiệu của thương nhân. Bằng việc truyền tải các thông tin về sản phẩm đến khách hàng, quảng cáo thương mại cịn đem lợi ích cho thương nhân và sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng. Ấn tượng về quảng cáo có thể là yếu tố chính dẫn đến quyết định sử dụng sản phẩm của khách hàng. Do đó, nếu như khâu quảng cáo được làm tốt, cơ hội để kích thích lợi nhuận cho thương nhân sẽ được tăng lên. Ý thức được tầm quan trọng của quảng cáo thương mại, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các thương nhân đều sử dụng nó như một cơng cụ cạnh tranh hữu hiệu, sắc bén. Với mục đích kích thích người tiêu dùng, quảng cáo thương mại có thể dễ dàng được các thương nhân thiếu nghiêm túc sử dụng như một công cụ cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của các thương nhân khác. Qua đó thì quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng có thể bị xâm phạm. Thêm vào đó, bản chất thông tin của quảng cáo cũng có thể dễ bị sử dụng để xâm phạm đến quyền lợi của Nhà nước và xã hội. Quy định về các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực sự trở thành cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, của Nhà nước, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại bị cấm nói riêng đang cần phải được xây dựng và hoàn thiện hơn nữa. Những quy định của Luật Thương mại 2005, Luật quảng cáo 2018 về quảng cáo thương mại bị cấm về cơ bản được đánh giá là tương đối phù hợp với thực tiễn thương mại ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên còn một số những hạn chế, bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện. Việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề quảng cáo thương mại bị cấm là một q trình và có sự nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học một cách chuyên sâu và có hệ thống. Tác giả hy vọng luận sẽ văn đóng góp được một phần nhỏ bé trong quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo pháp luật việt nam (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)