9 Từ điển Luật học của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; tr.131 10 Từ điển Luật học của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; tr
2.2.1. Thực trạng hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
Các hoạt động quảng cáo thương mại ở Việt Nam được bắt đầu từ cuối những năm 1990 và bắt đầu tăng tốc nhanh trong những năm đầu thế kỷ 21. Vai trò, tầm quan trọng của quảng cáo đã được quan tâm. Việt Nam đã ban hành nhiều luật liên quan tới hoạt động quảng cáo để điều chỉnh những hoạt động này. Theo thống kê thì trên tồn quốc hiện có hơn 700 đầu báo và tạp chí của các cơ quan báo chí, trong đó hơn 50 báo có phạm vi phát hành tồn quốc. Thêm vào đó là sự phát triển mới mẻ của truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và sự phổ biến của loại hình báo điện tử đã tạo ra sự đa dạng của các phương tiện thơng tin truyền thơng, qua đó góp phần tạo nên sự đa sắc màu trong thực tiễn hoạt động quảng cáo tại Việt Nam12.
Tuy nhiên, các quảng cáo thương mại được đánh giá cao hiện nay lại chủ yếu tập trung vào sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia và những doanh nghiệp lớn. Trong khi đó hàng nội có xuất hiện thì cũng rất ít, cịn những sản phẩm của các ngành được coi là mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam như ngân hàng, du lịch, dịch vụ Logistics…thì hoạt động quảng cáo cũng chưa phát triển như mong muốn.
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiên thương mại không thể thiếu đối với doanh nghiệp bởi thông qua kênh này người tiêu dùng mới biết đến sản phẩm và là vũ khí để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Hơn nữa, biết rõ thông tin về sản phẩm là một trong 8 quyền lợi của khách hàng theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng, cách truyền tải thông tin tốt nhất từ doanh nghiệp đến người dùng không gì hiệu quả bằng các chương trình quảng cáo,
khuyến mại. Chính quảng cáo cũng góp phần khơng nhỏ định hướng tiêu dùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong thị trường bán lẻ.
Ví như trước đây, khi sử dụng gia vị để nấu nướng, các gia đình ở Việt Nam chủ yếu dùng nước mắm và bột canh. Thì nay, qua những chiến dịch truyền thông mà các loại gia vị mới đã len lỏi thường trực trong các nhà bếp của các gia đình, ví như hạt nêm, dầu hào và các loại gia vị tẩm ướp khác. Hay như thay vì xà phịng, bột giặt thì nay nhiều gia đình chỉ dùng nước giặt và nước xả vải... Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp cịn sử dụng quảng cáo như một cơng cụ hữu hiệu để chống lại tình trạng hàng giả, hàng nhái đang ngày một hoành hành hiện nay. Bởi thông qua các chương trình quảng cáo, doanh nghiệp vừa tranh thủ giới thiệu thương hiệu vừa trưng bày cho khách hàng những sản phẩm mới nhất, với các đặc điểm nhận dạng đặc trưng cũng như hệ thống phân phối để qua đó, người dùng có thể phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Chính vì vậy, trong nhiều lĩnh vực, hoạt động quảng cáo còn diễn ra lộn xộn, không đáp ứng các điều kiện về giấy phép, nội dung, hình thức. Đặc biệt là các quảng cáo thương mại trên mạng Internet đang là một vấn đề nhức nhối. Các hoạt động này không chỉ vi phạm về sản phẩm quảng cáo, mà còn gây thất thu cho cơ quan quản lý khi thực hiện qua các website của nước ngoài.
Quảng cáo quá mức là điểm nổi bật trong thời gian gần đây. Xu hướng quảng cáo một cách ồ ạt đang xảy ra “nhan nhản”. Các bảng biển, panơ, áp phích xuất hiện tràn lan tại các địa điểm cơng cộng, tuyến giao thơng chính của các thành phố lớn. Các bảng hiệu, panô, băng rôn với mật độ dày đặc, chen chúc nhau, gây mất mỹ quan đơ thị nghiêm trọng. Trên sóng quảng cáo VTV, có rất nhiều đoạn phim quảng cáo được phát rất nhiều lần trong một ngày, thậm chí cịn có nhiều đoạn phim được lặp lại liên tiếp 2 lần. Trên báo của một số đầu báo không phải chuyên về quảng cáo được phát hành với số lượng lớn như báo Tuổi trẻ, Tiền phong... cịn có số trang quảng cáo nhiều hơn số trang chính thức.
Trong số các quảng cáo hiện nay, có nhiều quảng cáo có nội dung khơng phù hợp với văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Điển hình cho loại quảng cáo này là quảng cáo cho các sản phẩm nhạy cảm như bao cao su,
băng vệ sinh được VTV phát sóng vào “khung giờ vàng”- thời gian mà đại đa số gia đình Việt Nam đang dùng bữa tối. Cho đến mới đây, tại Hà Nội, UBNDTP đã ban hành quy chế quản lý hoạt động quảng cáo cấm đài truyền hình quảng cáo băng vệ sinh và bao cao su và một số mặt hàng nhạy cảm vào thời điểm 18 - 20h hàng ngày. UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 39/2019/QĐ- UBND quy định hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố. Trong đó thì quy định cấm ma-nơ-canh mặc quần lót ở ngay mặt tiền nơi sản xuất kinh doanh đã gặp nhiều ý kiến phản đối của thương nhân cũng như người dân.
Hiện nay trên thị trường quảng cáo, xuất hiện ngày một nhiều các quảng cáo với các nội dung “tốt nhất” như “nước hoa thơm nhất”, “sản phẩm số 1 trên thị trường”, “bột giặt tốt hơn bột giặt thường”, “nước uống cao cấp nhất”... Đây thực chất là một dạng của quảng cáo so sánh. Qua cách thức quảng cáo này, các thương nhân có thể lợi dụng nó để nâng cao uy tín của mình bằng cách hàm ý hạ thấp các sản phẩm cùng loại. Những sản phẩm “thường” có khi được minh họa bởi những kiểu dáng tương tự các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Tiêu biểu cho trường hợp này là quảng cáo so sánh sản phẩm cà phê Trung Nguyên với sản phẩm của Nestle hay là vụ quảng cáo so sánh nệm của cơng ty cao su Sài Gịn - Kymdan.
Bên cạnh đó, loại quảng cáo mập mờ có tính chất gian dối cũng xuất hiện. Trên thực tế, khách hàng chọn dịch vụ khuyến mãi phải trả gấp 5, 6 lần quảng cáo nhưng vẫn không được hưởng các dịch vụ như ăn uống, đọc báo, mang hành lý... như dịch vụ thơng thường. Hơn nữa, cho dù có chấp nhận mua vé, chấp nhận dịch vụ khuyến mãi thì khách hàng chưa chắc có vé để mua. Bởi vì các hãng hàng khơng giá rẻ chỉ dành 30% số ghế cho khách hàng nào nhanh chân nhất. Cách đây ít lâu, khi nối mạng Internet bằng đường điện thoại (dial- up) còn đắt khách, VNPT đã đưa ra một mẩu quảng cáo ngắn gọn: "Cước truy nhập chỉ còn 40 đồng/phút". Ở thời điểm đó, giá cước hiện hành gần 200
đồng/phút. Thế là nhiều người đã vơ tư nối mạng, sau đó bị "méo mặt" vì giá 40 đồng/phút chỉ áp dụng từ phút thứ 3.000 trở lên!13.
Về quảng cáo thuốc lá, tuy bị nghiêm cấm nhưng gần đây vẫn xuất hiện các biện pháp quảng cáo, tiếp thị trá hình như cho tiếp viên mời thuốc mặc đồng phục có màu thương hiệu sản phẩm thuốc lá, dùng ơ che nắng có màu thương hiệu, tặng vật phẩm của hãng....
Quảng cáo so sánh trực tiếp trong thời gian qua có thể kể đến quảng cáo so sánh giá dịch vụ của Mobifone với Viettel. Một số đại lý của Mobifone tại Cần Thơ đã treo các panơ có nội dung so sánh giá cước rẻ hơn Viettel 10 đồng. Sau khi bị phản ánh, Mobifone đã lấy làm tiếc về sự cố này và yêu cầu các cửa hàng đại lý tháo gỡ các panơ có chứa đựng quảng cáo so sánh14. Vụ việc sản phẩm Nestea của công ty Nestle bị sản phẩm Freshtea của công ty Thúy Hường bắt chước cũng là một vi phạm điển hình. Bề ngồi sản phẩm Freshtea trơng tương tự như bao bì sản phẩm Nestea về cấu tạo, cách thức trình bày, bố cục, màu sắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những quảng cáo sản phẩm có nội dụng tốt, trung thực thì gần đây ở Việt Nam xuất hiện nhiều sản phẩm quảng cáo hết sức phản cảm cứ tràn lan gây bức xúc trên sóng truyền hình. Điển hình, clip quảng cáo gây bức xúc dư luận về sản phẩm máy lọc nước Kangaroo. Đoạn clip mấy giây nhưng tiếng búa gõ “cạch” inh tai nhức óc phát ra chục lần. Đoạn quảng cáo này sau khi phát sóng bị khán giả tẩy chay và Đài phát thanh, Truyền hình đã buộc phải có lời cáo lỗi khán giả.
Hay như đoạn quảng cáo sản phẩm bột ngọt mà một số đài truyền hình phát vào 7g30 ngày 9 tháng 7 năm 2021 với nội dung trái thuần phong mỹ tục khi có phần khuyến khích các đấng mày râu có "bồ" Điều đáng nói, slowgan đã trở thành câu nói quá quen thuộc với nhiều người trong đó ngay cả trẻ con cũng