Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 52)

9 Từ điển Luật học của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; tr.131 10 Từ điển Luật học của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; tr

2.1.9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật

của pháp luật

Luật Cạnh tranh 2018 đã đưa ra quy định về khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong số các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Luật Cạnh tranh quy định thì hành vi Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại điều 45:

“Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau”:

a. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác ;

b. So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Việc quy định thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định pháp luật đã gián tiếp công nhận sản phẩm quảng cáo thương mại là một đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Như vậy, việc bắt chước sản phẩm quảng cáo thương mại là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi bắt chước này không chỉ gây hại đối với quyền sở hữu của thương nhân mà quan trọng hơn, hành vi này có thể do đối thủ cạnh tranh thực hiện. Nó sẽ giúp đối thủ đó mạnh hơn khi lợi dụng được uy tín của thương nhân, là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi bắt chước sản phẩm quảng cáo có thể diễn ra trong cùng một loại hình sản phẩm như giữa quảng cáo báo chí với quảng cáo báo chí, giữa phim quảng cáo với phim quảng cáo...Tuy nhiên, có thể xác định sự bắt chước giữa các loại hình quảng cáo khác nhau. Ví dụ như trường hợp quảng cáo báo chí sử

dụng hình ảnh trong một sản phẩm phim quảng cáo để gây nhầm lẫn đối với khách hàng11.

Thời gian gần đây còn xuất hiện tình trạng các đơn vị sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận đã quảng cáo, tiếp thị thuốc trái phép, sử dụng vật chất để kích thích hoạt động kê đơn của đội ngũ y, bác sĩ nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Kết quả là chi phí vật chất mà các đơn vị sản xuất, kinh doanh sử dụng để tác động đến đội ngũ y, bác sĩ trong việc kê đơn sẽ được tính vào giá thành sản phẩm, khiến người tiêu dùng vừa mất tiền tư vấn, tiền mua thuốc, mà có khi lại phải chịu cả những tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra.

Cụ thể, theo một dược sĩ bào chế tên M. từng có nhiều năm làm việc ở một công ty dược liệu tại TPHCM cho biết: mỗi viên thuốc đến được tay người bệnh đã phải “gánh” khơng dưới năm loại chi phí, trong đó có chi phí tiếp thị, quảng cáo và hoa hồng cho bác sĩ. Thậm chí, có một loại thuốc sau khi ra lò được nhập về Việt Nam có giá 500 đồng/viên, qua nhà phân phối và nhiều công đoạn khác, khi đến được tay người bệnh, đã bị đội lên hơn 10 nghìn đồng/viên. Thực tế, khơng ít hãng dược mạnh tay chi đậm cho bác sĩ với chiết khấu 30%, bởi thực ra các hãng dược chẳng mất gì mà người bệnh mới là người phải gánh hết các chi phí. Cịn theo trình dược viên Lan Anh cho biết: “Nhiều hãng dược không trực tiếp chiết khấu cho bác sĩ thì lách luật bằng cách tặng hàng mẫu là các loại thuốc mới, đắt. Sau khi tặng xong, bác sĩ bán lại cho nhà thuốc và lấy tiền - một hình thức nhận tiền khơng ai bắt bẻ được”.

Đặc biệt, một tình trạng cũng đang diễn ra khá phổ biến chính là việc đưa thực phẩm chức năng vào trong đơn thuốc. Trên thực tế tại nhiều bệnh viện, nhất là bệnh viện khối nhi, nội khoa... thực phẩm chức năng xuất hiện ở rất nhiều đơn thuốc, với giá tiền cao gấp nhiều lần giá thuốc điều trị bệnh. Điển hình là ở khối bệnh viện nhi, đơn thuốc có thực phẩm chức năng dạng si-rơ bổ sung vitamin, kích thích trẻ ăn ngon miệng xuất hiện ở hầu hết các đơn thuốc, bất kể trẻ mắc căn bệnh gì, có suy dinh dưỡng hay cần kích thích ăn uống hay khơng. Mặc dù hiện tại, do công nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đã phát triển, thị trường

có hàng ngàn sản phẩm thực phẩm chức năng và khơng hiếm trong đó có những sản phẩm có tác dụng thật sự nhưng việc kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc vẫn là hành vi “ép” người bệnh mua loại sản phẩm chưa hoặc không cần thiết với họ.

Một phần của tài liệu Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)