7. Kết cấu của luận văn
2.1 Thực trạng khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại cổ
2.2.1.1 Quy mô tổng tài sản
Tổng tài sản của các NHTMCP đều có sự tăng trưởng qua các năm trong suốt giai đoạn 2006 – 2013, trong đó mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất là vào năm 2006 (21.76%) và 2007 (55.81%) khi nền kinh tế có những thuận lợi và thành tựu vượt bậc. Bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu tình hình khơng cịn thuận lợi như trước nên tổng tài sản trung bình của các NHTMCP chỉ đạt 37,686 tỷ đồng tăng trưởng 9.85% tuy nhiên thấp hơn so
với năm 2007 là 55.81% trong đó 3 NHTM có tổng tài sản lớn nhất là Vietcombank, BIDV và Vietinbank mà 2 trong số đó có tiền thân là các NHTM quốc doanh được cổ phần hóa.
Bảng 2.3 Tổng tài sản trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản trung bình (tỷ đồng) 22,018 34,306 37,686 50,562 74,353 95,169 103,418 128,368 Tốc độ tăng trưởng (%) 21.76 55.81 9.85 34.17 47.05 28 8.67 24.13
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2013)
Giai đoạn 2009 – 2010 tổng tài sản trung bình có mức tăng trưởng mạnh trở lại đạt mức 34.17% trong năm 2009 và 47.05% trong năm 2010, đặc biệt Vietinbank là NH có sự tăng trưởng tài sản vượt bậc là 50.84% vượt qua Vietcombank và BIDV để trở thành NH có tổng tài sản cao nhất trong khối các NHTMCP Việt Nam. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 với sự thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của NHNN đã dẫn đến tổng tài sản của các NHTM tuy có sự tăng trưởng nhưng lại ở mức thấp so với những năm trước chỉ còn 28% và sụt giảm đáng kể trong năm 2012 ở mức 8.67%. Nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng trung bình ở mức thấp nhất kể từ năm 2009, nợ xấu gia tăng do hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng từ nhiều năm trước và sự sụt giảm giá trị của các chứng khoán mà NH đang nắm giữ.
Năm 2013 vốn tiếp tục được coi là năm khó khăn của hệ thống NH Việt Nam do tình hình rất ảm đảm trong năm 2012. Tuy nhiên, đến cuối 2013, nhiều chỉ tiêu quan trọng được công bố đã cho thấy dường như ngành NH đang có những sự phục hồi nhất định. Trong đó phải kể đến tăng trưởng tổng tài sản, trong năm 2013 tổng tài sản trung bình đạt 128,368 tỷ đồng tăng trưởng 24.13% so với năm 2012. Phần
Năm Chỉ tiêu
lớn các NHTMCP lớn đều có sự tăng trưởng đáng kể tổng tài sản đến 31/12/2013 của Vietcombank đạt 468,994 tỷ đồng tăng trưởng 13.15%; tài sản của BIDV cũng tăng hơn 13%; Vietinbank là NH có mức tăng trưởng mạnh nhất 14.47% và tiếp tục trở thành NHTMCP có tổng tài sản lớn nhất giai đoạn 2010 - 2013... Trong khi đó, một số NH lớn khác lại có tài sản giảm như ngân hàng Á Châu, Eximbank… (Tổng hợp của tác giả từ báo cáo tài chính của 40 NHTMCP Việt Nam năm 2013) Nhìn chung trong giai đoạn 2006 – 2013 quy mô tổng tài sản ln có sự tăng trưởng. Điều này cho thấy các NH luôn mở rộng mạng lưới cũng như thị phần hoạt động trong những năm vừa qua. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới cũng như trong nước mà giá trị tổng tài sản có mức tăng trưởng thấp hơn so với măm trước đó và năm 2012 đánh giá sự sụt giảm đáng kể trong tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam khi có đến 13 NH có tổng tài sản giảm sút so với năm 2011 (Tổng hợp của tác giả từ báo cáo tài chính của 40 NHTMCP Việt Nam năm 2013).
2.2.1.2. Vốn chủ sở hữu
Tương tự như diễn biến của tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu trung bình đều ln có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn 2006 – 2013, trong đó hai năm 2006 và 2007 vốn chủ sở hữu có sự tăng trưởng mạnh nhất do có những điều kiện thuận lợi nhất như Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO trong năm 2006, hay năm 2007 là một năm thăng hoa nhất của TTCK Việt Nam trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua. Điều này đã tạo điều kiện cho các NHTM dễ dàng tăng vốn chủ sở hữu hơn.
Bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên hoạt động kinh doanh NH gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm mạnh so với năm 2007 cũng như TTCK liên tục giảm điểm đã khiến cho các NH khó khăn trong cơng tác tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại hay phát hành cổ phiếu ra công chúng qua thị trường vốn. Tuy có những điều kiện kinh doanh khơng thuận lợi nhưng tồn bộ NHTMCP đều đạt mức vốn pháp định tối thiểu 1,000 tỷ đồng trước ngày 31/12/2008 theo 141/2006/NĐ-CP (ban hành ngày 22/11/2006) cho nên tổng vốn chủ sở hữu trong năm 2008 vẫn có sự tăng trưởng đạt 16.78% cao hơn so với 2007 là 89.29%
Biểu đồ 2.2 Tổng vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2013)
Năm 2009 để tiếp tục đạt được mục tiêu tăng vốn theo lộ trình của chính phủ, thêm vào đó do nền kinh tế có sự phục hồi nhẹ trở lại nên vốn chủ sở hữu của các NH tiếp tục có sự tăng trưởng cao hơn so với năm 2008 đạt 22.45%
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2013)
Năm 2010 theo đúng lộ trình đề ra của Chính phủ các NHTMCP buộc phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu 3,000 tỷ đồng trước ngày 31/12/2010; thêm vào đó với việc ban hành Thơng tư 13 của NHNN yêu cầu các NHTM phải đáp bảo tỷ lệ an
1,582 2,995 3,498 4,283 5,955 7,543 8,840 10,915 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Tổng vốn chủ sở hữu TB 17.10% 15.79% 17.01% 14.34% 12.30% 11.74% 13.13% 11.48% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng …
toàn vốn CAR tối thiểu 9%. Chính điều này đã gây ra áp lực tăng vốn của các NHTMCP, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu diễn ra nhanh hơn ở các NH có quy mơ nhỏ khi mà hầu hết số vốn điều lệ của họ thường dưới mức 2,000 tỷ đồng thậm chí là chỉ đạt mức 1,000 tỷ đồng. Do vậy, dù hết ngày 31/12/2010 còn tới 17 NH chưa đáp ứng được mục tiêu này đúng hạn nên mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của năm 2010 chỉ đạt 39.02%
Trong giai đoạn 2011 – 2012 tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình có sự sụt giảm chỉ cịn ở mức 26.68% trong năm 2011 và 17.2% vào năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn khó khăn này các NH đã không đạt được mục tiêu lợi nhuận mong đợi, khả năng sinh lợi giảm sút mạnh nhất kể từ năm 2006, nợ xấu tăng cao trong khi tài sản bảo đảm cho các khoản vay chủ yếu là BĐS nhưng thị trường hiện rơi vào tình trạng suy giảm mạnh, nên các khoản trích lập dự phịng tăng nhanh đã choáng hết vốn chủ sở hữu của hệ thống NH và gây ra sự sụt giảm mạnh. Tuy nhiên tính đến 31/12/2011 thì hầu hết các NH đều đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu 3,000 tỷ đồng ngoại trừ hai NH là Đại Á và Bảo Việt; thêm vào đó là vụ sát nhập kinh điển giữa NHTMCP Liên Việt và Quỹ Tiết kiệm Bưu Điện trong năm 2011 đã góp phần đóng góp gia tăng vốn chủ sở hữu của các NH trong giai đoạn đầy khó khăn này.
Khơng phải ngẫu nhiên mà Chính phủ và NHNN lại gây ra áp lực buộc các NHTM tăng vốn điều lệ, mà bởi vì việc tăng vốn sẽ giúp các NH có thể nâng cao được khả năng sinh lợi của mình đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh hết sức khốc liệt như hiện nay. Chính vì điều này mà trong năm 2013 phần lớn các NHTM đều có sự gia tăng vốn điều lệ mà Vietinbank là NH tăng vốn chủ sở hữu mạnh nhất thông qua phát hành tăng vốn điều lệ từ thêm hơn 11,000 tỷ đồng và thu thêm được gần 10,000 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần qua đó Vietinbank đã sốn ngơi đầu của Vietcombank về quy mô vốn chủ sở hữu. Ngồi Vietinbank, cịn có 8 NH khác cũng tăng vốn điều lệ trong năm 2013, trong đó, đáng kể nhất là HDBank, tăng 62% lên 8,100 tỷ đồng thông qua sáp nhập Ngân hàng Đại Á; BIDV tăng 22.16% lên hơn 28,112 tỷ đồng; NHTMCP Sài Gòn tăng 16.17% lên 12,295 tỷ đồng; Sacombank tăng 15.69% lên 12,425 tỷ đồng; ngân hàng An Bình tăng 14.24% lên 4,798 tỷ đồng
và ngân hàng Quân đội tăng 12.56% lên 11,256 tỷ đồng (Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của 40 NHTMCP Việt Nam năm 2013)
Nhìn chung trong giai đoạn 2013 tuy tổng vốn chủ sở hữu ln có sự tăng trưởng qua các năm tuy nhiên quy mơ cịn tương đối nhỏ so với tổng tài sản. Qua biểu đồ 2.3 ta thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản trung bình khá thấp ln dưới 20%. Điều này cho thấy trong tổng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm dưới 20%. hơn 80% còn lại là các nguồn vốn huy động khác. Địn bẩy tài chính cao có thể tạo ra những thuận lợi nhưng đồng thời cũng tạo ra những rủi ro cho hệ thống NH, đặc biệt là các NH có quy mơ vốn chủ sở hữu nhỏ khi có những biến động lớn từ nền kinh tế và điều này có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Do vậy, trong thời gian tới các NH nên tiếp tục mục tiêu tăng vốn để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời đảm bảo tương lai cho hệ thống NH.