.1 Tổng hợp các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 44)

của NHTM

STT Tên nhân t Hướng tác động

1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản không tác động /+/-

2 Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/tổng tài sản không tác động /+/-

3 Tỷ lệ tài sản không sinh lãi/tổng tài sản -

4 Tổng tiền gửi ngắn hạn +/-

5 Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản +/-

6 Tỷ lệ GNP/đầu người không tác động

7 Tốc độ tăng trưởng GDP không tác động/+/-

8 Tỷ lệ lạm phát +/-

9 Tỷ lệ thuế phải trả/lợi nhuận trước thuế +

10 Tổng tài sản của ngân hàng/GDP +/-

11 Tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP khơng tác động /+/-

12 Tổng tài sản của NH không tác động /+/-

13 Tỷ lệ tiền gửi/tổng tài sản khơng tác động /+

14 Rủi ro tín dụng +/-

15 Mức độ da dạng hóa hoạt động kinh doanh -

16 Năng suất lao động +

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng ta đã làm rõ khái niệm khả năng sinh lợi của NHTM và xác định các chỉ tiêu định lượng để đo lường khả năng sinh lợi. Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong các nghiên cứu học thuật để đo lường khả năng sinh lợi của NHTM là ROAA, ROAE và NIM trong đó ROAA được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các nghiên cứu.

Cũng trong chương 1 luận văn đã lược khảo các kết quả của nhiều nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy có ba nhóm nhân tố bao gồm: các nhân tố nội bộ, các nhân tố về đặc trưng ngành và các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTM. Các nhân tố nội bộ của từng NH bao gồm: quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, quy mô tiền gửi của khách hàng, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, thuế, chi phí hoạt động, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, năng suất lao động. Các nhân tố đặc trưng ngành gồm: mức độ tập trung ngành, sự phát triển của ngành NH, sự phát triển của TTCK. Các yếu tố vĩ mô được xem xét là: tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho ra các kết quả rất khác nhau và không nhất quán. Mỗi nhân tố có thể tác động cùng chiều, ngược chiều hoặc thậm chí là khơng có tác động tùy theo đặc thù nền kinh tế, thậm chí là tùy theo khoảng thời gian nhất định. Vì lẽ đó, việc áp đặt các kết quả của các nghiên cứu trước đây vào trường hợp của nước ta là không phù hợp. Do đó, tác giả đã thực hiện xem xét, đánh giá đối với trường hợp các NHTMCP Việt Nam trong một khoảng thời gian xác định với phương pháp định lượng thích hợp trong chương 3 để có thể đưa ra những kết luận, khuyến nghị một cách chính xác nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

2.1. Thực trạng khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam phần Việt Nam

2.1.1. Quy mô ngành ngân hàng

So với quy mơ nền kinh tế thì số lượng NHTMCP tại Việt Nam là khá nhiều. Từ con số 35 NHTMCP trong năm 2006 thì đến cuối năm 2008 con số này đã tăng lên là 40 do có sự cấp phép của NHNN thành lập thêm 3 NHTMCP mới là NHTMCP Liên Việt (03/2008), NHTMCP Tiền Phong (05/2008) và NHTMCP Bảo Việt (11/2008). Đồng thời cũng trong năm 2008, 2 NHTM nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa thành cơng và chuyển đổi sang loại hình hoạt động là NHTMCP đó là Vietcombank (06/2008) và Vietinbank (12/2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)