7. Kết cấu của luận văn
2.1 Thực trạng khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại cổ
2.1.2 Thực trạng khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013
Bảng 2.2 dưới đây tổng hợp số liệu của ROAA và ROAE trung bình của 40 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu giai đoạn từ 2006 – 2013.
Bảng 2.2 ROAA và ROAE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013
Đơn vị tính: %
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
ROAA trung bình 1.77 2.03 1.43 1.61 1.43 1.29 0.77 0.62
ROAE trung bình 13.92 14.89 9.62 12.65 12.96 12.16 6.83 6.12
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2013)
Qua số liệu thống kê ta có thể thấy khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam biến động khá lớn qua các năm. Giai đoạn 2006 – 2007 là giai đoạn phát triển nhất của hệ thống NH Việt Nam. Trong giai đoạn này cả ROAA và ROAE đều có
Năm Chỉ tiêu
sự tăng trưởng và đạt được giá trị lớn nhất cụ thể là: ROAA trung bình năm 2007 – 2.03%, ROAE trung bình năm 2007 – 14.89%
Sang đến năm 2008, ngành NH Việt Nam bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu. Trước tình hình các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chất lượng tín dụng kém đi kèm với chính sách tín dụng thắt chặt đã làm các NH gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH cuối năm 2008 là 3.6%, tăng so với 2% của năm 2007 (theo Báo cáo “Banking Sytem Outlook” của Moody’s tháng 08/2009). Đó là lý do làm cho ROAA trung bình năm 2008 giảm xuống cịn 1.43%, cịn ROAE trung bình cũng đã giảm xuống mức 9.62%
Bước sang năm 2009, tuy ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa chấm dứt, nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định nhưng với sự nỗ lực của NHHN trong chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã góp phần làm cho khả năng sinh lợi của các NHTMCP có sự phục hồi nhẹ (ROAA trung bình năm 2009 – 1.61%, ROAE trung bình năm 2009 – 12.65%)
Năm 2010 tiếp tục là một năm đầy khó khăn đối với thị trường tiền tệ - ngân hàng trong nước. Đây là năm mà thị trường BĐS đóng băng, TTCK giảm điểm, bên cạnh đó là những biến động trên thị trường vàng và ngoại tệ đã tạo ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh của NH. Đồng thời, đứng trước áp lực phải tăng vốn điều lệ tối thiểu là 3,000 tỷ đồng trước ngày 31/12/2010 cũng như phải đáp ứng chỉ tiêu an toàn vốn CAR tối thiểu 9% theo quy định của Thơng tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực vào tháng 10/2010 đã buộc các NHTMCP Việt Nam phải thực hiện tăng vốn. Tuy nhiên không phải bất kỳ NHTMCP nào cũng đảm bảo được mục tiêu vốn điều lệ tối thiểu là 3,000 tỷ đồng theo quy định của NHNN đặc biệt là các NHTMCP nông thơn mới chuyển đổi sang hình thức NHTMCP đơ thị. Thực tế cho thấy vẫn còn 17 trong số 40 NH chưa đáp ứng được yêu cầu này đúng thời hạn, vì vậy Chính phủ đã tạm hỗn thời gian thực hiện việc tăng vốn đến 31/12/2011 thay vì là 31/12/2010 như trước đây. Mặt khác, động thái NHNN và Hiệp hội NH đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày
7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực NH đã dẫn đến các nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng gia tăng (dư nợ tín dụng trung bình của các NHTMCP tăng trưởng 37.39% so với năm 2009). Chính điều này đã làm cho tổng tài sản có sự tăng trưởng mạnh hơn so với vốn chủ sở hữu (tổng tài sản trung bình tăng trưởng 47.05%, vốn chủ sở hữu trung bình tăng trưởng 39.02%), do đó ROAA có sự sụt giảm chỉ cịn 1.43% trong khi ROAE lại có sự tăng trưởng đạt 12.96%
Năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng, mức sinh lời của các NHTM đều có xu hướng giảm so với các năm trước. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTMCP đã giảm xuống đáng kể từ năm 2008 trở lại đây. Chất lượng các khoản tín dụng đi xuống, cụ thể là việc nợ xấu tăng lên đã dẫn đến chi phí dự phịng rủi ro tín dụng có sự tăng trưởng 98.24% so với năm 2010, thêm vào đó nếu như phân loại nợ theo đúng như chuẩn quốc tế thì các khoản trích lập dự phịng này cịn lớn rất nhiều nữa. Điều này đã gây nên tác động tiêu cực đến lợi nhuận hoạt động của hệ thống NH trong thời gian vừa qua, ROAA trung bình của các NHTMCP Việt Nam năm 2011 có sụt giảm chỉ cịn 1.29%, ROAE trung bình ở mức 12.16%
Bên cạnh những điểm sáng như tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo... năm 2012 có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành NH Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp trung bình năm 2012 chỉ đạt 18.94%, chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh 36.44% do nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó, từ mức trần 14%, sau 6 lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong năm 2012 lãi suất huy động chỉ cịn 8% và dài hạn thì theo cơ chế thả nổi. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song đó, lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm quay về quanh mốc 12- 15%/năm. Điều này đã làm cho tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011 (NHNN, 2012. Báo cáo của NHNN năm 2012). Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các NH. Hầu hết các NH đều bị sụt giảm lợi
nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, thậm chí Vietinbank cũng có sự sụt giảm lợi nhuận trong năm 2012 dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Và kết quả của sự sụt giảm trong lợi nhuận đã khiến cho khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam cũng giảm theo ROAA trung bình chỉ ở mức 0.77% và ROAE trung bình là 6.83%
Biểu đồ 2.1 ROAA và ROAE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2013)
Năm 2013 được xem là năm khó khăn của ngành NH khi mà cả những NH lớn nhất là Vietcombank và Vietinbank đều có lợi nhuận sụt giảm so với năm 2012 ngoại trừ Sacombank tăng 122%, BIDV tăng 23% so với năm 2012… Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thu hẹp của nền kinh tế, sự phá sản của các công ty cũng như mức tiêu dùng thấp do những lo ngại cá nhân về thu nhập không ổn định trong thời gian gần. Ngành NH thực sự gặp khó khăn khi tỷ lệ của những khoản vay khơng có khả năng thanh tốn ngày càng tăng cao (hơn 4%). Nhu cầu thị trường đóng băng và có đến hơn 60% doanh nghiệp trong nền kinh tế báo mức thu nhập rịng âm. Thêm vào đó tín dụng tăng trưởng chậm trong gần như suốt năm 2013 do
1.77% 2.03% 1.43% 1.61% 1.43% 1.29% 0.77% 0.62% 13.92% 14.89% 9.62% 12.65% 12.96% 12.16% 6.83% 6.12% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm ROAA trung bình ROAE trung bình
các NH thận trọng trong việc cho vay, cơ cấu tài sản sinh lợi chuyển dịch sang tài sản có mức sinh lợi thấp, đặc biệt là chuyển sang trái phiếu Chính phủ. Nhu cầu và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm, đặc biệt là đối với Vietcombank, Eximbank và NHTMCP Quân đội vì các NH này tham gia khá nhiều vào các hoạt động liên ngân hàng. Những ảnh hưởng tiêu cực này đã dẫn đến có đến 17% TCTD lỗ trong năm 2013, ngoài ra trong hơn 100 đơn vị có lãi năm 2013 thì có đến 50% lợi nhuận giảm một nửa so với năm 2012 (theo Phát biểu của ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó chánh thanh tra NHNN). Do đó khả năng sinh lợi của các NHTMCP vì thế cũng giảm ROAA trung bình chỉ đạt 6.12% cịn ROAE trung bình ở mức 0.62%
Nhìn chung, trong giai đoạn này ngoại trừ hai năm là 2006 và 2007 là các NHTMCP mới có sự phát triển về mạng lưới, thị phần, lợi nhuận cũng như khả năng sinh lợi một cách tốt nhất. Còn lại giai đoạn 2008 – 2013 thật sự là giai đoạn khó khăn và yếu kém của ngành NH mà hậu quả tất yếu là hàng loạt các thương vụ mua lại và sát nhập diễn ra từ năm 2011 đến 2013. Tuy nhiên sự cơ cấu này lại hứa hẹn sẽ mang lại môi trường lành mạnh và được quy định nghiêm ngặt hơn cho việc quản lý rủi ro và tận dụng được lợi thế từ quy mô kinh tế. Ngồi ra, có thêm hai NH lớn tuyên bố sẽ bán nợ xấu cho VAMC trong năm 2014 là Vietcombank và Vietinbank. Hành động này một phần nào đó sẽ giúp xử lý một phần nợ xấu của ngành NH và hứa hẹn sẽ giúp ngành NH hồi phục và có sự tăng trưởng về lợi nhuận cũng như khả năng sinh lợi trong năm 2014.
2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam