7. Kết cấu của luận văn
2.3 Đánh giá thực trạng khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ
2.3.2.1 Những vấn đề hạn chế khả năng sinh lợi của ngân hàng thương
thương mại cổ phần Việt Nam
Qua số liệu phân tích từ 2006 - 2013 cho thấy hệ thống các NHTMCP Việt Nam phát triển nhanh, khả năng sinh lợi khá cao và góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà. Tuy nhiên, trong đó vẫn cịn bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô.
- Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP tuy có sự tăng trưởng nhưng quy mơ vẫn cịn rất nhỏ so với hệ thống NH của các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác hầu hết vốn điều lệ của các NHTMCP đều chỉ dừng lại ở con số tối thiểu 3,000 tỷ đồng; chỉ có 6 NHTMCP là có số vốn điều lệ trên 10,000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2013 (Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam đến năm 2013). Điều này cho thấy các năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam vẫn ở mức thấp để có thể duy trì và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh.
- Tuy tăng trưởng tín dụng dương và tăng đều đặn qua các năm nhưng vẫn không thể đạt được mục tiêu đề ra. Tính đến ngày 12/12/2013 tín dụng chỉ mới tăng 8.83% so với cuối năm 2012 trong khi mục tiêu đề ra lại là 12%. Mặt khác, tín dụng có phần lớn tài sản đảm bảo là BĐS, tuy nhiên thị trường BĐS chậm phục hồi đã gây ra khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.
- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm sốt và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập: Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam vẫn cịn thấp. Theo báo cáo của NHNN mặc dù tỉ lệ nợ xấu chính thức của tồn hệ thống được cơng bố là 3.79% (tính đến 31/12/2013), nhưng theo báo cáo của Moody's thì nợ xấu của Việt Nam ít nhất cũng phải 15%.
- VAMC đã được thành lập, đã mua nợ song thực chất đây chỉ là việc chuyển giao các khoản nợ, các khoản nợ xấu VAMC đã mua không phải muốn bán là được do vậy người gánh chịu cuối cùng vẫn là nhà nước. Cụ thể sau 6 tháng kể từ khi mua món nợ đầu tiên VAMC đã mua gần 43,000 tỷ đồng nợ xấu, tuy nhiên VAMC và các NH mới thu hồi được trên 300 tỷ đồng trong tổng số nợ xấu đã mua. Ngoài ra tuy VAMC được thành lập với mục đích chính là vừa muốn xử lý nợ xấu của các NHTM vừa muốn tái cơ cấu doanh nghiệp tuy nhiên với số vốn ít ỏi chỉ 500 tỷ đồng thì đây giống như là một chân chống hai thuyền và không khả thi.
- Bên cạnh đó tình trạng bất cân xứng thơng tin vẫn cịn duy trì trên thị trường tài chính Việt Nam đã gây tác động bất lợi trong công tác xét duyệt cũng như kiểm sốt chất lượng tín dụng khoản vay, từ đó ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi của các NH.