.6 Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65 - 82)

Đơn vị tính: %

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng GDP 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 Tỷ lệ lạm phát 6.6 12.63 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.04

(Nguồn: Dữ liệu của Tổng cục thống kê)

Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và ồ ạt ra ngồi ngành thì ngay trong tháng 02/2011, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Sau khi triển khai quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, mặc dù lạm phát vẫn cán mốc trên 18% nhưng trong 9 tháng đầu năm lạm phát đã giảm đáng kể và tiếp tục hạ nhiệt trong những tháng cuối năm. Đặc biệt trong 3 năm qua nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, lạm phát đã giảm từ mức 18.13% năm 2011 xuống 6.81% năm 2012 và năm 2013 chỉ ở mức khoảng 6.04%.Về tăng trưởng kinh tế, tuy không giữ vững được mức tăng trưởng của năm 2010 nhưng GDP năm 2011 vẫn tăng 5.89%, năm 2012 tăng 5.03% và năm 2013 tăng 5.42%. Bình quân 3 năm GDP tăng 5.5%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra

Năm Chỉ tiêu

ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình qn của các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (5.1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF)

Biểu đồ 2.7Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ nguồn dữ liệu của Tổng cục thống kê)

Có thể nói kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng nhanh và ấn tượng trong giai đoạn 2006 – 2007, tuy nhiên nền kinh tế liên tục rơi vào tình trạng giảm sút về tăng trưởng, lạm phát tăng cao trong suốt giai đoạn 2008 – 2011. Mặc dù vậy với những nỗ lực của Chính phủ và NHNN, nền kinh tế vĩ mơ đang dần được ổn định, tăng trưởng kinh tế được phục hồi, lạm phát được kiểm soát trong năm 2013 và tiếp tục hứa hẹn một triển vọng tươi sáng trong năm 2014.

2.3. Đánh giá thực trạng khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 phần Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013

2.3.1. Thành tựu

Trong giai đoạn 2006 – 2013, khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống NH cũng như thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế. Một số thành tựu chủ yếu đạt được như sau:

8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 6.6 12.63 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.04 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 % Năm Tỷ lệ lạm phát (%) Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

- Hệ thống NHTMCP đã tăng lên đáng kể cả về lượng cũng như chất kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO cũng như thông qua các vụ mua bán – sát nhập đã diễn ra trong thời gian quan. Bên cạnh đó mạng lưới hoạt động của các NHTMCP đã mở rộng khắp 64 tỉnh, thành phố trên cả nước, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng của nền kinh tế.

- Về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản: Hệ thống NHTMCP có tốc độ tăng

trưởng tổng tài sản rất nhanh, tổng tài sản trung bình các NHTMCP đã tăng gần 6 lần trong giai đoạn 2006 – 2007 từ 22,018 tỷ đồng lên 128,328 tỷ đồng (Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam đến năm 2013)

- Về tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu: Song song với việc tăng trưởng tổng

tài sản, các NHTMCP đều không ngừng gia tăng vốn chủ sở hữu. Cho tới thời điểm hiện nay tất cả các NHTMCP Việt Nam đều đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu 3,000 tỷ đồng (Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam đến năm 2013). Điều này cho thấy năng lực canh tranh của các NHTMCP Việt Nam được cải thiện đáng kể, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh NH.

- Về tỷ lệ an toàn vốn: Hoạt động của toàn hệ thống NHTMCP đã có những

biểu hiện an tồn và hiệu quả hơn. Tính đến cuối tháng 31/10/2013, tỷ lệ an tồn vốn - CAR có giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức khá cao với 13.64% (Trịnh Thanh Huyền, 2013. Hệ thống ngân hàng Việt Nam 2013 những mảng màu sáng tối, Trường đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank), cao hơn nhiều so với quy định tối thiểu 9% mà NHNN đang áp dụng; thanh khoản đang được cải thiện và khá dồi dào so với giai đoạn trước.

- Các NHTMCP Việt Nam hiện vẫn đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần về

hoạt động tín dụng, huy động vốn trong nước: Thời gian qua, dù lãi suất huy động

liên tục giảm mạnh và không phải lúc nào cũng kịch trần nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi tiền vào NH với các kỳ hạn khác nhau. Tính đến cuối tháng 12/2013, tiền gửi VND của dân cư vẫn tăng 15.61% gần bằng mức tăng trưởng 16% năm 2012, tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống gần sát mục tiêu 12% (Trịnh Thanh Huyền, 2013. Hệ thống ngân hàng Việt Nam 2013 những mảng màu sáng tối, Trường đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank). Cơ cấu tín dụng đã từng bước hợp lý,

hiệu quả và an toàn hơn, đã tập trung được vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên.

- Khả năng đa dạng hóa trong cung ứng các dịch vụ ngân hàng ngày càng

được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế: Dịch vụ ngân hàng khơng

cịn chỉ giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà cịn có nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thông như: thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán….. Bên cạnh đó các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh.

- Về tỷ lệ nợ xấu: Xử lý nợ xấu tuy chưa thực sự khả quan nhưng nỗ lực giảm

tỷ lệ nợ xấu của toàn kệ thống NH đã dần cho thấy sự hiệu quả. Theo báo cáo của NHNN tính đến ngày 31/12/ 2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NH Việt Nam là 3.79% - giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013(NHNN, 2013. Báo cáo năm 2013). Về việc mua nợ xấu gần 40,000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại từ các NH và dự kiến năm 2014 VAMC sẽ tiếp tục mua khoảng 100 - 150 nghìn tỷ đồng.

2.3.2. Những vấn đề hạn chế khả năng sinh lợi của ngân hàng thương

mại cổ phần Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế

2.3.2.1. Những vấn đề hạn chế khả năng sinh lợi của ngân hàng

thương mại cổ phần Việt Nam

Qua số liệu phân tích từ 2006 - 2013 cho thấy hệ thống các NHTMCP Việt Nam phát triển nhanh, khả năng sinh lợi khá cao và góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà. Tuy nhiên, trong đó vẫn cịn bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô.

- Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP tuy có sự tăng trưởng nhưng quy mơ vẫn cịn rất nhỏ so với hệ thống NH của các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác hầu hết vốn điều lệ của các NHTMCP đều chỉ dừng lại ở con số tối thiểu 3,000 tỷ đồng; chỉ có 6 NHTMCP là có số vốn điều lệ trên 10,000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2013 (Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam đến năm 2013). Điều này cho thấy các năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam vẫn ở mức thấp để có thể duy trì và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh.

- Tuy tăng trưởng tín dụng dương và tăng đều đặn qua các năm nhưng vẫn không thể đạt được mục tiêu đề ra. Tính đến ngày 12/12/2013 tín dụng chỉ mới tăng 8.83% so với cuối năm 2012 trong khi mục tiêu đề ra lại là 12%. Mặt khác, tín dụng có phần lớn tài sản đảm bảo là BĐS, tuy nhiên thị trường BĐS chậm phục hồi đã gây ra khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm sốt và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập: Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam vẫn cịn thấp. Theo báo cáo của NHNN mặc dù tỉ lệ nợ xấu chính thức của tồn hệ thống được cơng bố là 3.79% (tính đến 31/12/2013), nhưng theo báo cáo của Moody's thì nợ xấu của Việt Nam ít nhất cũng phải 15%.

- VAMC đã được thành lập, đã mua nợ song thực chất đây chỉ là việc chuyển giao các khoản nợ, các khoản nợ xấu VAMC đã mua không phải muốn bán là được do vậy người gánh chịu cuối cùng vẫn là nhà nước. Cụ thể sau 6 tháng kể từ khi mua món nợ đầu tiên VAMC đã mua gần 43,000 tỷ đồng nợ xấu, tuy nhiên VAMC và các NH mới thu hồi được trên 300 tỷ đồng trong tổng số nợ xấu đã mua. Ngoài ra tuy VAMC được thành lập với mục đích chính là vừa muốn xử lý nợ xấu của các NHTM vừa muốn tái cơ cấu doanh nghiệp tuy nhiên với số vốn ít ỏi chỉ 500 tỷ đồng thì đây giống như là một chân chống hai thuyền và không khả thi.

- Bên cạnh đó tình trạng bất cân xứng thơng tin vẫn cịn duy trì trên thị trường tài chính Việt Nam đã gây tác động bất lợi trong công tác xét duyệt cũng như kiểm sốt chất lượng tín dụng khoản vay, từ đó ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi của các NH.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Sở dĩ các NHTMCP Việt Nam vấp phải những hạn chế như trên là do một số nguyên nhân sau:

- Thực tế đã cho thấy cơ hội cho cổ phiếu ngành NH là khơng nhiều. Chính tình trạng nợ xấu, sở hữu chéo, tính minh bạch khơng cao… đã làm cho cổ phiếu ngành NH khơng hấp dẫn được nhà đầu tư. Do đó gây khó khăn cho các NH trong việc tăng vốn nhất là các NHTM nhỏ, một số NH có thể tăng vốn chủ yếu là do từ lợi nhuận giữ lại chứ không từ việc phát hành cổ phần thường.

- Các NHTMCP Việt Nam quá xem trọng mục tiêu chạy theo lợi nhuận đã lấn át yêu cầu bảo đảm an toàn kinh doanh của các NHTM và dẫn tới vi phạm quy định pháp luật về hoạt động NH khá phổ biến. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu của các NHTMCP Việt Nam là bằng lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ.

- Trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, thị trường như BĐS lắng đọng đã dẫn đến sự ì ạch trong việc giải ngân gói 30,000 tỷ đồng phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Thêm vào đó do nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện bởi lượng tồn kho của doanh nghiệp rất lớn, nên các doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán tháo hàng tồn. Đi kèm với hàng tồn kho cao là nhu cầu tiêu dùng giảm rất mạnh, người dân tăng cường thắt chặt chi tiêu cũng là những nguyên nhân làm cho tăng trưởng tín dụng chưa đạt được mục tiêu đề ra.

- Hoạt động tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam tuy có sự tăng trưởng về lượng, song về chất thì lại chứa đựng rủi ro cao. Thế nhưng cơng tác phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro chưa được ghi nhận theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, tại các NHTMCP Việt Nam cịn có hiện tượng giấu nhẹm nợ xấu để làm đẹp báo cáo tài chính trước hội đồng quản trị và cổ đơng NH. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu có sự khác biệt lớn giữa công bố của Việt Nam và các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới và con số này thực tế còn lớn hơn nhiều.

- Các giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS ln có độ trễ và cần phải có thời gian phát huy tác dụng. Mặt khác cơ chế, chính sách xử lý tài sản bảo đảm cịn nhiều rất vướng mắc, phức tạp, chồng chéo, chậm khắc phục và hồn thiện gây ra khó khăn cho các NHTM trong việc bán, xử lý tài sản bảo đảm bằng BĐS cũng như việc thu hồi từ các khoản nợ đã mua của VAMC.

- TTCK Việt Nam còn non trẻ, tính hiệu quả cịn yếu, thiếu cơ chế kiểm sốt các thơng tin, bản cáo bạch, báo cáo tài chính trước khi cơng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hơn nữa, mức xử phạt cho các vi phạm này cịn thấp, khơng đủ tính răn đe. Điều này đã ảnh hưởng đến cơng tác xét duyệt của các NHTM do nguồn thơng tin sai lệch về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của các cơng ty đang có nhu cầu vay vốn.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, dựa vào phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã khái quát thực trạng khả năng sinh lợi cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam từ năm 2006 đến 2013. Qua số liệu cho thấy trong giai đoạn 2006 – 2013 các NHTMCP đều đạt được tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng, lợi nhuận cũng như khả năng sinh lợi rất cao. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà cả nền kinh tế cũng như ngành NH Việt Nam đều gặp phải rất nhiều khó khăn như tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng cao.. đã làm cho khả năng sinh lợi của các NH có xu hướng giảm. Với thực trạng trên cho thấy các NHTMCP Việt Nam rất dễ tổn thương bởi những cú sốc từ bên trong lẫn bên ngồi NH, tuy nhiên có những yếu tố mà sự tác động là chưa rõ ràng. Do vậy, phần phân tích định lượng với mơ hình hồi quy trong chương 3 sẽ giúp đưa ra những kết luận chính xác hơn.

CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ KẾT

QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ

NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu mơ hình hồi quy

3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu trong luận văn được thu thập từ báo cáo tài chính cuối mỗi năm của 40 NHTMCP giai đoạn từ năm 2004 – 2013. Đây là dữ liệu bảng khơng cân đối vì trong giai đoạn này có những NH mới thành lập, một số NH đã thực hiện sát nhập, và cũng có những NH khơng cơng bố báo cáo tài chính đầy đủ. Các biến về ngành và biến kinh tế vĩ mơ được lấy và tính tốn từ báo cáo thường niên của NHNN và dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê và WB.

3.1.2. Các biến trong mơ hình hồi quy

3.1.2.1. Biến phụ thuộc

Trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, khả năng sinh lợi của NH cơ bản được đo lường bằng ROAA, ROAE và NIM. Theo Hassan and Bashir (2003), Heffernan and Fu (2008), Yong Tan và Christos Floros (2012) ROAA được sử dụng rộng rãi vì đo lường lợi nhuận được tạo ra từ những tài sản tài chính của NH cũng như phản ánh khả năng quản lý của NH đối với việc sử dụng các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận. ROAA hơn nữa là một tỷ lệ khơng bị bóp méo bởi yếu tố vốn chủ sở hữu cao. Do vậy, ROAA đại diện tốt hơn trong việc đo lường khả năng sinh lợi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)