7. Kết cấu của luận văn
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng thương
1.3.1.7 Chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động là chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH bao gồm: chi nộp thuế (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp); các khoản phí, lệ phí; chi lương, phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên; chi về tài sản; chi hoạt động quản lý công cụ; chi nộp bảo hiểm tiền gửi khách hàng; chi dự phịng (khơng bao gồm dự phòng rủi ro tín dụng và dự phịng giảm giá chứng khốn). Trong các nghiên cứu trước đây có hai hướng tranh luận về tác động của chi phí hoạt động đến khả năng sinh lợi của NH. Có quan điểm cho rằng việc giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả và do đó sẽ gia tăng lợi nhuận của các tổ chức tài chính. Điều này đã chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa chi phí hoạt động và khả năng sinh lợi của NH (theo Bourke ,1989; Jiang và cộng sự, 2003).
Ngược lại, theo kết quả nghiên cứu về khả năng sinh lợi của NH châu Âu được thực hiện bởi Molyneux và Thornton (1992) hay các nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002) về Malaysia, Naceur (2003) nghiên cứu trường hợp của NH Tunisia, Sufian và Kamarudin (2012), Yong Tan và Floros (2012), đều cho rằng chi phí hoạt động là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi. Họ lập luận rằng khi chi phí tiền lương, tiền thưởng chi trả cho người lao động tăng lên sẽ dẫn đến chi phí hoạt động của NH cao hơn. Tuy nhiên, điều này lại khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động từ đó dẫn đến gia tăng lợi nhuận và khả năng sinh lợi của NH. Hơn nữa, Sathye (2001) đã lập luận rằng những nhà quản trị có trình độ cao và chun nghiệp có thể yêu cầu mức thu nhập cao hơn và do đó một mối quan hệ tích cực giữa chi phí hoạt động với khả năng sinh lợi là điều tự nhiên. Kết quả nghiên cứu của họ được ủng hộ bởi giả thuyết tiền lương hiệu quả, trong đó nêu rằng tiền lương tăng thì năng suất lao động sẽ tăng.