Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 54 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Thực trạng khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại cổ

2.2.1.3 Rủi ro tín dụng

Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTMCP Việt Nam có nhiều biến động và sự chuyển dịch đáng kể. Cụ thể trong giai đoạn 2006 - 2007 cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, làm cho cầu về vốn tăng mạnh dẫn đến tổng dư nợ tín dụng của các NH tăng khá mạnh 49.46% cao đột biến so với nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, năm 2007 đã có sự chuyển dịch luồng vốn tín dụng đáng kể sang các lĩnh vực khác như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, BĐS, vàng và cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân chính của sự chuyển dịch luồng vốn tín dụng là do TTCK phát triển mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn, nhất là vốn trung - dài hạn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu, giảm vay vốn NH. Vì vậy, trước sức ép về lợi nhuận và cạnh tranh buộc các NH phải mở rộng cho vay sang các lĩnh vực này tuy nhiên lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho những năm tiếp theo.

Năm 2008, thị trường NH trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất. Lãi suất huy động VNĐ có kỳ hạn biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp dụng tới 20%/năm. Điều này dẫn đến thanh

khoản của các NH căng thẳng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vay vốn do lãi suất cao, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình qn sụt giảm mạnh chỉ đạt 9.02% so với 2008.

Với chính sách hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp theo hướng khuyến khích sản xuất và xuất khẩu của NHNN trong năm 2009 tổng dư nợ tín dụng bình qn của các NHTMCP tăng 38.34% so với năm 2008. Chính việc nới lỏng chính sách tiền tệ, nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất dư nợ tín dụng tăng trưởng nóng tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất trên thị trường trong năm 2010 do độ trễ của tác động chính sách tiền tệ.

Bảng 2.4 Tình hình dư nợ và rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ tín dụng trung bình (tỷ đồng) 12,339 18,442 20,105 27,813 38,213 47,514 56,514 72,173 Tốc độ tăng trưởng (%) 6.89 49.46 9.02 38.34 37.39 24.34 18.94 27.71 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trung bình (tỷ đồng) 134 233 199 173 272 539 736 831 Tốc độ tăng trưởng (%) -37.01 73.99 -14.55 -13.18 57.54 98.24 36.44 12.92

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai

đoạn 2006 – 2013)

Sang năm 2010 tăng trưởng dư nợ tín dụng có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung bình năm 2010 đạt 37.39% và có những chuyển động hợp lý: khuyến khích tín dụng cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế tín dụng ở các mảng nhạy cảm như đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh BĐS. Tuy nhiên trong cơ cấu lại có sự đột biến đáng lo ngại, đó là sự tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ áp đảo so với bằng VND và khác thường so với những năm gần đây. Lý giải về tình trạng thái trên là sau chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu

Năm Chỉ tiêu

chấm dứt, lãi suất vay vốn bằng VND tăng mạnh trở lại và tạo một chênh lệch lớn khi so sánh tương quan lợi ích với vay vốn bằng USD. Bên cạnh đó, việc NHNN hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng USD và mở rộng thêm đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ cũng là lý do. Trạng thái “ngủ yên” của tỷ giá bình quân liên ngân hàng (cũng như niêm yết tại các NH) trong gần 7 tháng liên tiếp đã tạo sự ổn định trong tâm lý để góp phần kích thích bùng nổ nhu cầu vay ngoại tệ.

Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai

đoạn 2006 – 2013)

Năm 2011 tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ đạt mức là 24.34% thấp hơn so với năm 2010. Sở dĩ tình trạng này xảy ra là do các NHTM buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2011 là dưới 20% theo Nghị quyết 11/NQ-CP, chỉ thị 01/CT-NHNN về việc giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011, cũng như sự ra đời của Thông tư 19 về việc nâng mức độ rủi ro của hoạt động cho vay kinh doanh và đầu tư chứng khoán lên 250%. Nguyên nhân tiếp theo là do lãi suất cho vay tăng lên quá cao, có thời điểm trên 25%/năm đã vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng, trong khi đó tín dụng ngoại tệ tiếp tục tăng nhanh do sự chênh lệch

-37.01 73.99 -14.55 -13.18 57.54 98.24 36.44 12.92 6.89 49.46 9.02 38.34 37.39 24.34 18.94 27.71 -60.00 -40.00 -20.00 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 % Năm

Tốc độ tăng trưởng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

lãi suất cho vay giữa hai đồng tiền. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chậm lại nhưng lại khơng đi kèm với việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng giai đoạn 2010 – 2011 có sự gia tăng rất nhanh sau 2 năm sụt giảm là 2008 và 2009. Tốc độ tăng trưởng năm 2010 là 57.54%, năm 2011 là 98.24% đây là hậu quả của tình trạng tăng trưởng tín dụng cao trong những năm trước đây. Các NH chỉ mới chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng dư nợ nhất thời mà chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc quản trị rủi ro tín dụng, kiểm sốt chất lượng tín dụng của các khoản vay đã cấp. Thêm vào đó những bất lợi từ nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vẫn chưa chấm dứt đã dẫn đến gia tăng chi phí phịng rủi ro tín dụng do tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể.

Tăng trưởng tín dụng năm 2012 đạt mức thấp nhất kể từ năm 2008 chỉ ở mức 18.94% trong đó đặc biệt tín dụng ngoại tệ có sự sụt giảm so với cuối năm 2011, dư nợ cho vay các lĩnh vực khơng khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Đây cũng chính là lý do mặc dù tỷ lệ nợ xấu có sự gia tăng hơn so với 2011 (trên 4%) nhưng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng lại có mức tăng thấp hơn so với 2011 và chỉ ở mức 18.94%

Sang năm 2013, các giải pháp tín dụng tiếp tục được điều hành linh hoạt hơn, mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn hoạt động của TCTD, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Nhờ đó, tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP tuy vẫn ở mức thấp nhưng đã có sự phục hồi so với năm 2012 đạt 27.71%, cơ cấu tín dụng đã từng bước hợp lý, hiệu quả và an toàn hơn, tập trung được vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên. Hơn nữa việc xử lý nợ xấu đã đạt được những thành cơng bước đầu đáng khích lệtính đến ngày 24/12/2013 VAMC đã mua được gần 32,000 tỷ đồng dư nợ gốc của gần 30 TCTD (Trịnh Thanh Huyền, 2013. Hệ thống ngân hàng Việt Nam 2013 những mảng màu sáng tối, Trường đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank); do đó mức tăng của chi phí dự phịng rủi ro tín dụng có sự giảm mạnh chỉ tăng 12.92% so với năm 2012.

2.2.1.4. Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh

Qua bảng 2.5 ta có thể dễ dàng nhận thấy các NH ngày càng hướng tới các hoạt động phi NH như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngoại hối, đầu tư bên cạnh hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng.

Nhìn chung trong suốt giai đoạn 2006 – 2013 thu nhập phi lãi đều trong xu hướng tăng ngoại trừ 2 năm 2008 và 2011. Năm 2006 và 2007 là hai năm mà thu nhập ngồi lãi có sự tăng trưởng mạnh hơn rất nhiều so với thu nhập từ lãi. Thu nhập ngồi lãi trung bình năm 2006 tăng trưởng 27.17%, năm 2007 mức tăng này rất đáng kể lên mức 106.71%. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn này là nước ta có được nhiều điều kiện thuận lợi khi chính thức trở thành thành viên của WTO, được tiếp thu các công nghệ hiện đại trong kinh doanh NH, bênh cạnh đó là sự phát triển vượt bậc của TTCK Việt Nam khi chỉ số VN – Index đạt mức đỉnh điểm kể từ khi thành lập đến nay đã giúp các NHTM có được nguồn thu lớn từ kinh doanh chứng khốn, đóng góp đáng kể vào nguồn thu nhập ngoài lãi của các NH.

Năm 2008 do áp dụng chính sách thặt chặt tiền tệ của NHNN, tăng trưởng tín dụng trong năm này ở mức thấp dẫn dến thu nhập từ lãi vay chỉ tăng trưởng 26.29% so với năm 2007. Bên cạnh đó do những khó khăn của nền kinh tế chỉ số VN – Index giảm điểm mạnh, nhiều NH bị lỗ lớn từ hoạt động kinh doanh chứng khoán dẫn đến thu nhập ngồi lãi trung bình trong năm 2008 có sự giảm sút năng nề, giảm 12.17% so với năm 2007.

Năm 2009 với những nỗ lực nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất kinh doanh của Chính phủ và NHNN đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi bước đầu, TTCK có nhiều chuyển biến tốt hơn đã làm cho cả thu nhập lãi cũng như thu nhập ngồi lãi đều có sự tăng trưởng. Thu nhập lãi trung bình tăng trưởng 28.75% và thu nhập ngồi lãi trung bình tăng 46.81% trong năm 2009.

Giai đoạn 2010 – 2011 được ghi dấu như là một năm đầy sóng gió với những diễn biến rất phức tạp của TTCK, tỷ giá hối đoái và giá vàng. Trong cả năm 2010 TTCK có khoảng 6 - 8 tháng giảm điểm hoặc đi ngang, cả VN-Index và HNX Index đều giảm so với đầu năm, mức trung bình chung giao dịch cả năm dưới 1,000 tỉ

đồng/phiên và tiếp tục leo dốc trong năm 2011. Sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được chuyển tiếp sang đầu năm 2011 với sự kiện ngày 11/02/2011 lần đầu tiên trong lịch sử NHNN có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến 9.3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%.Giá vàng trong nước sau khi lập kỷ lục 38.2 triệu đồng/lượng vào ngày 09/11/2010, thì đến cuối tháng 12/2011 thậm chí có thời điểm tăng kỷ lục khoảng 40% khi giá vàng trong nước chạm đỉnh 49.2 triệu đồng/lượng. Chính sự biến động quá lớn này đã làm cho các NHTM phải gánh chịu những khoản lỗ cực lớn trong các hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ và vàng. Đây chính là nguyên nhân cho sự sụt giảm của thu nhập ngoài lãi của các NHTM trong giai đoạn này.Trái ngược với thu nhập ngồi lãi thì thu nhập lãi trung bình lại có sự tăng mạnh 67.96% so với năm 2010. Đó là do năm 2011 dư nợ tín dụng vẫn có sự tăng trưởng ở mức 24.34%, thêm vào đó lãi suất cho vay lại tăng cao đã dẫn đến dự gia tăng trong thu nhập lãi.

Bảng 2.5 Tình hình cơ cấu thu nhập của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng thu nhập lãi trung bình (tỷ đồng)

546.6 744 939.7 1,209.8 1,772.9 2,977.8 3,087.1 3166

Tốc độ tăng trưởng (%) 7.46 36.13 26.29 28.75 46.55 67.96 3.67 2.56 Tổng thu nhập ngồi lãi

trung bình (tỷ đồng) 187 387 339.6 498.6 548,6 441.5 550 927.2 Tốc độ tăng trưởng (%) 27.17 106.71 -12.17 46.81 10.01 -19.53 24.59 68.56 Tổng thu nhập hoạt động trung bình (tỷ đồng) 733.7 1,131 1,279 1,708.4 2,321.5 3,419.3 3,637.2 4,093 Tốc độ tăng trưởng (%) 74.5 65.8 73.45 70.81 76.37 87.09 84.88 77.35

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai

đoạn 2006 – 2013)

Nếu như trong năm 2011, thu nhập ngồi lãi có sự sụt giảm so với thu nhập từ lãi thì điều này lại đi ngược lại trong năm 2012. Trong khi thu nhập lãi trung bình

Năm Chỉ tiêu

giảm sút nghiêm trọng chỉ tăng trưởng ở mức 3.67% so với năm 2011 do tỷ lệ nợ xấu, thì thu nhập ngồi lãi trung bình lại tăng 24.59%.

Năm 2013, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp chỉ đạt 27.71%, hơn nữa lãi suất cho vay đang ngày càng giảm để khuyến khích sản xuất kinh doanh đã có ảnh hưởng đến thu nhập từ lãi của các NH khi mà nguồn thu trong năm này chỉ tăng trưởng 2.56% so với 2013. Đối với thu nhập ngồi lãi khi nền kinh tế đã có sự phục hồi trở lại, tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 5.42% đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hơn. Từ đó nhu cầu thanh toán và thu nợ qua NH diễn ra mạnh mẽ hơn. Mặt khác nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, hay dịch vụ thẻ ngày càng tăng đã đóng góp đáng kể vào thu nhập ngồi lãi của các NH trong năm 2013.

Tóm lại, trong cơ cấu thu nhập của các NHTMCP trong giai đoạn 2006 – 2013, thì nguồn thu nhập từ lãi vay luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng 70% thậm chí có giai đoạn lên tới 80 hay 90%. Điều này cho thấy các NHTM Việt Nam vẫn quá tập trung vào tăng trưởng tín dụng tuy nhiên hoạt động này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, nếu nền kinh tế có những biến động lớn xảy ra thì ảnh hướng rất lớn đến lợi nhuận cũng như khả năng sinh lợi của các NH. Do vây, trong thời gian tới NH Việt Nam nên đa dạng hóa thêm hoạt động kinh doanh của mình, tập trung phát triển nhiều hơn nữa các dịch vụ ngân hàng hiện đại để góp phần tăng nguồn thu từ phí dịch vụ, giảm thiểu được sự biến động lợi nhuận của NH trước những thay đổi khó dự đốn từ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)