Các nhân tố đặc trưng ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2 Các nhân tố đặc trưng ngành

2.2.2.1. Mức độ tập trung ngành

Về mức độ tập trung ngành qua biểu đồ 2.5 ta thấy ngành NH Việt Nam có mức độ tập trung khá cao, tuy nhiên mức độ tập trung của ngành có xu hướng giảm dần qua các năm. Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành NH của các định chế tài chính nước ngồi theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ đã làm cho các NHNNg và tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục gia tăng đầu tư mua cổ phần tại các NHTMCP Việt Nam. Khi

đó mức độ tập trung tài sản của ngành NH Việt Nam giảm từ 64.47% vào năm 2005 xuống mức 59.31% trong năm 2006.

Sang năm 2007, khi TTCK Việt Nam diễn biến sôi động với mức tăng điểm kỷ lục, cổ phiếu ngành NH trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã dẫn đến sự vươn lên của các NHTMCP với mức tăng trưởng 91.96% về tổng sài sản, trong khi 3 NHTM lớn nhất chỉ tăng trưởng 24.62% so với 2006. Điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh trong ngành NH tiếp tục giảm trong năm 2007 chỉ còn 48.62%

Năm 2008 với sự thành lập mới của 3 NH là NHTMCP Liên Việt, NHTMCP Tiền Phong và NHTMCP Bảo Việt thị phần tổng tài sản của các NHTCP tăng mạnh đạt 21.1%; điều này đã làm cho tỷ lệ tập trung giảm còn 48.32%

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ tập trung tổng tài sản của 3 NHTM lớn nhất giai đoạn 2006 – 2013

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai

đoạn 2006 – 2013)

Giai đoạn 2009 – 2010 khi nền kinh tế vĩ mơ có dấu hiệu phục hồi, tổng tài sản của ngành có mức tăng trưởng mạnh trở lại, đặc biệt Vietinbank đã trở thành NH có tổng tài sản cao nhất trong khối các NHTMCP Việt Nam với mức tăng trưởng rất ấn tượng. Tuy nhiên, điều này cũng khơng giúp nhóm NHTM quốc doanh có thể vượt qua mức tăng trưởng rất cao (53.38% trong năm 2011, 52.52% năm 2011) của các NHTMCP tư nhân. Do vậy, mức độ tập trung trong giai đoạn này vẫn tiếp tục xu hướng giảm của những năm trước đó.

Năm 2011 mặc dù sự kiện sát nhập giữa NHTMCP Liên Việt và Quỹ Tiết kiệm Bưu Điện đã làm cho tổng tài sản của các NHTMCP có sự tăng trưởng tuy

59.31% 48.62% 48.32% 42.11% 36.87% 36.6% 38.9% 40.05% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Mức độ tập trung ngành

nhiên mức tăng này chỉ ở mức thấp 13.8%, do vậy mà mức độ tập trung ngành NH có sự giảm nhẹ 0.73% ở mức 36.6%

Giai đoạn 2012 – 2013 chứng kiến sự tăng trở lại mức độ tập trung của ngành NH khi mà phần lớn các ngân hàng lớn đều có sự tăng trưởng trong tổng tài sản như: Vietcombank tăng trưởng 13.15% trong năm 2013, Vietinbank là NH có mức tăng trưởng mạnh nhất 14.47% và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về tổng tài sản của các NHTMCP, Agribank vẫn là NHTM có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống NH Việt Nam. Chính điều này đã làm cho tổng tài sản trong ngành NH chủ yếu tập trung vào 3 NHTM quốc doanh lớn này, và cũng qua đó mà mức độ tập trung trong ngành cũng cao hơn so với những năm trước ở mức 38.9% vào năm 2012 và 40.05% trong năm 2013.

2.2.2.2. Sự phát triển thị trường chứng khoán

Trái ngược với mức độ tập trung, mức độ vốn hóa của TTCK Việt Nam khá thấp. Nguyên nhân là do TTCK Việt Nam ra đời muộn, quy mơ nhỏ, thêm vào đó tính minh bạch của thị trường chưa cao.

Giai đoạn 2006 – 2007 nền kinh tế Việt Nam đón nhận nhiều điều kiện thuận lợi như: việc gia nhập WTO năm 2006 hay thời điểm TTCK Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất với cột mốc chỉ số VN – Index chạm mức 1,170.67 điểm vào ngày 12/03/2007. Cũng chính nhờ sự thăng hoa nhất của nền kinh tế vĩ mơ và TTCK Việt Nam mà tỷ lệ vốn hóa thị trường /GDP có sự tăng trưởng mạnh nhất đạt mức 13.7% vào năm 2006 và 25.2% trong năm 2007.

Năm 2008 dưới ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế Việt Nam có sự giảm sút nghiêm trọng tăng trưởng GDP chỉ tăng trưởng 6.31%. Thêm vào đó tình trạng TTCK quay đầu giảm điểm mạnh sau giai đoạn đỉnh cao đã làm tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ đạt 9.7%. Đây cũng chính là mức thấp nhất trong giai đoạn 2006 – 2013.

Với những nỗ lực cải cách, nền kinh tế vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương là 5.32% trong năm 2009. TTCK dần bình ổn, đảo chiều và tăng mạnh một mạch vượt 500 điểm vào tháng 9, đỉnh cao nhất VN-Index xác lập trong năm này là 624.1 điểm do sự lạc quan của thị trường từ những dấu hiệu tốt của nền kinh tế vĩ

mơ. Do đó, đồng hành với xu hướng tăng điểm của TTCK, tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP cũng gia tăng đạt mức 20% trong năm 2009.

Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ vốn hóa thị trường của các cơng ty niêm yết/GDP giai đoạn 2006 – 2013

(Nguồn: Dữ liệu từ WB giai đoạn 2006 – 2013)

Trong khi kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và vẫn giữ tốc độ tăng trưởng là 6.89% trong năm 2010 thì TTCK Việt Nam lại có phần “lạc nhịp” so với thế giới và các nước trong khu vực. Kết thúc năm 2010, chỉ số VN - Index và HNX - Index giảm lần lượt 2.0% và 32.1% so với cuối năm 2009. Đặc biệt, mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu ở mức cao gấp nhiều lần so với hai chỉ số, từ 50 – 60% điều này đã làm cho tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP trong năm 2011 giảm từ mức 20% xuống chỉ còn 17.6%

Năm 2011 tiếp tục là giai đoạn đầy khó khăn, kinh tế Việt Nam tiếp tục nối dài sự bất ổnvà đối diện nguy cơ suy thối khi tăng trưởng GDP giảm mạnh chỉ cịn 5.89%. TTCK Việt Nam lao dốc mạnh trong năm 2011, chứng kiến đà lao dốc không phanh của cả hai chỉ số chính là VN - Index và HNX - Index đã kéo giá trị tất cả các cổ phiếu xuống mức giá thấp nhất trong lịch sử. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP tiếp tục xu hướng giảm của năm 2011. Năm 2012 kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng rất khó khăn, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5.03%, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vịng 7 năm qua. Trong khi đó TTCK Việt Nam cũng đã trải qua nhiều biến động rất lớn, tuy nhiên đợt tăng

13.7% 25.2% 9.7% 20% 17.6% 13.5% 21.1% 26.9% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Sự phát triển TTCK

điểm trọn vẹn trong tháng 12 đã giúp cho VN – Index kết thúc ở mức 413.73 điểm tăng 17.69% so với năm 2011. Do vậy vốn hóa thị trường tăng chiếm 21.1% GDP.

Trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao (5.43%) và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cịn khó khăn nhưng kinh tế vĩ mơ đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng. Điều này đã đem lại sự khởi sắc cho TTCK Việt Nam trong năm 2013. TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan chỉ số VN - Index tăng gần 23%, HNX - Index tăng trên 13% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa cũng vì thế mà gia tăng đạt khoảng 964,000 tỉ đồng tương đương mức 26.9% GDP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)