(Nguồn : Từ kết quả của phần mềm Stata 12)
Trong mơ hình two – step system GMM ta thấy hệ số p – value của các biến LAR, SMD, GR >10%. Do vậy, tác giả chấp nhận các giả thuyết H04, H09 H010, điều
đó đồng nghĩa với việc các biến trên khơng có ý nghĩa thống kê ở mức α =10% cũng như không gây ra tác động đối với biến phụ thuộc ROAA.
Đối với các biến còn lại như: TOPBT, CIR, LTA, LLPTL, ETA, NIITA, CR, IR đều có p – value <10%. Điều này cho phép tác giả bác bỏ các giả thuyết H05,H06 H01, H03, H02, H07, H08 ở mức ý nghĩa thống kê α =10% đồng nghĩa với việc các biến trên có mối tương quan thuận chiều/ngược chiều vói ROAA. Như vậy, ta có thể kết luận rằng trong số 11 biến được đưa vào mơ hình hồi quy thì có 8 biến có tác động đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam là TOPBT, CIR, LTA, LLPTL, ETA, NIITA, CR, IR.
Sau khi xem xét mơ hình two – step system GMM, tác giả tiến hành kiểm định liệu mơ hình có hiện tượng tự tương quan hay không bằng kiểm định AR. Kết quả của kiểm định AR(2) cho thấy p – value = 12.3%>5% (được trình bày ở phụ lục 09). Do vậy, mơ hình này khơng cịn hiện tượng tự tương quan.
Một kiểm định quan trọng đối với ước lượng GMM là các biến cơng cụ có thật sự là hợp lý hay không bàng kiểm định Sargan test hoặc Hansen test. Kiểm
định Sargan test cho thấy p – value <5% (được trình bày ở phụ lục 09), ý ngh ĩa là các biến cơng cụ trong mơ hình là khơng hợp lý. Tuy nhiên, theo kiểm định Hansen p – value = 32.2%>5% (được trình bày ở phụ lục 09), ý nghĩa là các biến cơng cụ trong mơ hình là hợp lý. Tuy kiểm định Sargan là không ý nghĩa nhưng chỉ cần một trong 2 kiểm định Sargan hay Hansen thỏa là có thể khẳng định các biến cơng cụ trong mơ hình là hợp lý.
Sau khi kiểm định các biến cơng cụ dùng trong mơ hình là hợp lý, tác giả tiến hành kiểm định xem những biến cơng cụ này có cịn hiện tượng nội sinh hay khơng. Ước lượng GMM chỉ đúng khi các biến công cụ là ngoại sinh và khơng có biến cơng cụ nào cịn hiện tượng nội sinh. Để kiểm định điều này tác giả dùng Sargan test hoặc Hansen test. Và theo kết quả của cả Sargan test và Hansen test ta thấy các giá trị p – value đều lớn hơn 5% (được trình bày ở phụ lục 09), điều này cho thấy các biến cơng cụ dùng trong mơ hình khơng cịn bị nội sinh nữa. Khi đó mơ hình two – step system GMM là đáng tin cậy và khơng cịn bị chệch nữa. Như vậy, ta có thể rút ra được mơ hình tối ưu nhất như sau:
ROAA = 0.0084476*LTA + 0.1224222*ETA - 0.4512131*LLPTL - 0.0237807*CIR + 0.2654891*NIITA - 0.0310757*TOPBT + 0.0277301*CR −
0.0309063*IR + 𝑢𝑢𝑖𝑖𝑡𝑡
3.3. Phân tích mơ hình
Kết quả ước lượng từ mơ hình hồi quy theo phương pháp two – step system GMM là đáng tin cậy cho thấy khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nội bộ mà còn phụ thuộc vào những nhân tố về đặc trưng ngành và vĩ mô nền kinh tế. Từ kết quả hồi quy cho thấy trong số 11 biến độc lập đưa vào mơ hình thì có 9 biến được xem là có ý nghĩa thống kê là: TOPBT, CIR, LTA, LLPTL, ETA, NIITA, CR, IR, GR và 2 biến không thể hiện rõ xu hướng là LAR, SMD. Chúng ta sẽ lần lượt để phân tích từng biến để làm rõ các tác động cụ thể đến khả năng sinh lợi của NHTM.
3.3.1. Các nhân tố nội bộ ngân hàng
Quy mô tài sản (LTA): Quy mô tài sản có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam, với hệ số hồi quy là 0.0084476 và có ý nghĩa ở mức 5%. Điều này có ý nghĩa là khi quy mơ tài sản tăng lên 1% thì ROAA sẽ tăng lên 0.84% và ngược lại. Kết quả trên tương đồng với những nghiên cứu của Akhavein, Berger và Humphrey (1997), Sufian (2009), Fadzlan Sufian và Kamarudin (2012) cho thấy các NHTMCP Việt Nam có thể tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, quy mô tài sản càng lớn thì khả năng sinh lời càng cao. Các NHTMCP Việt Nam nên mở rộng mạng lưới, cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, góp phần tiết kiệm chi phí do lợi thế quy mơ đồng thời có thể tăng thêm nguồn thu và nâng cao khả năng sinh lợi.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (ETA): Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam với mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy vốn chủ sở hữu đóng một vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam. ETA có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi với hệ số tương quan là 0.1224222, cho thấy khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng lên 1% thì ROAA sẽ tăng lên 12.24% và ngược lại. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Berger (1995); Sufian (2009); Dietrich và Wanzenried (2009); Ali Raza, Jawaid và Shafqat (2013). Hơn nữa, kết quả này đã phản ánh đúng thực trạng của hệ thống NH Việt Nam. Với đặc thù môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa thật sự lành mạnh và chứa đựng nhiều rủi ro thì vốn chủ sở hữu là tấm chắn hữu hiệu trước rủi ro phá sản. Điều này đã làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí phá sản vì vậy sẽ gia tăng khả năng sinh lợi của NH. Mặt khác, những NH có tỷ lệ vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo dựng thêm niềm tin cho khách hàng và có khả năng huy động vốn với chi phí thấp hơn, từ đó có thể giúp NH gia tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lợi. Cụ thể trong giai đoạn chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ đều có ROAA giảm mạnh, trong khi đó các NH có tỷ lệ vốn chủ sở hữu lớn
như Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Eximbank thì vẫn đạt được khả năng sinh lợi cao và có sự tăng trưởng qua các năm.
Rủi ro tín dụng (LLPTL): Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố được đưa vào mơ hình hồi quy, với mức ý nghĩa rất nhỏ gần như bằng 0. LLPTL có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam với hệ số hồi quy là - 0.4512131, ý nghĩa là khi tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dung/tổng dư nơ tăng 1% thì ROAA sẽ giảm 45.12%. Đây cũng là kết quả được tìm thấy từ hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới như: Athanasoglou, Brissimis và Delis (2005); Fadzlan và Royfaized (2008); Sufian (2009); Ali Raza, Jawaid và Shafqat (2013). Kết này đã phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam trong thời gian vừa qua khi mà các NH quá chú trọng đến mở rộng tín dụng nhưng lại khơng có những biện pháp giám sát các khoản tín dụng đã cấp dẫn đến gia tăng các khoản nợ tồn đọng, chi phí dự phịng tăng dẫn đến giảm lợi nhuận cũng như khả năng sinh lợi của NH.
Chi phí hoạt động (CIR): Chi phí hoạt động có hệ số tương quan trong mơ hình là - 0.0237807 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy mỗi khi tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động tăng lên 1% thì ROAA sẽ giảm 2.38%. Mối quan hệ nghịch chiều này cũng đã được tìm thấy trong các nghiên cứu của Bourke (1989); Jiang và cộng sự (2003); Athanasoglou, Brissimis và Delis (2005);
Davydenko (2010); Syfari (2012) cho thấy yếu tố về chi phí hoạt động có vai trị quan trọng trong việc nâng cao khả năng sinh lợi của một NH. Một NH thực hiện hiệu quả công tác quản trị chi phí, chi phí hoạt động càng thấp thì khả năng sinh lợi của NHTM càng được nâng cao ngược lại khi chí hoạt động tăng lên thì khả năng sinh lợi của NH sẽ giảm.
Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NIITA): Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của NH có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của NH là 0.2654891 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Nếu tỷ lệ thu nhập phi lãi/tổng tài sản tăng 1% thì ROAA cũng sẽ tăng tương ứng 26.54% và ngược lại. Kết luận này trùng khớp với các nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2003), Sufian và
Habibullah (2010), Sufian và Kamarudin (2012) đồng thời phản ánh đúng thực trạng của các NHTMCP Việt Nam. Tại Việt Nam thị trường tín dụng đã bảo hịa nên các NH buộc phải mở rộng và phát triển mảng dịch vụ phi tín dụng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng thu nhập cũng như khả năng sinh lợi.
Khả năng thanh khoản ngân hàng (LAR): Sau khi xem xét nhận thấy yếu tố mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của NH có ý nghĩa tích cực đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam thì nhân tố khả năng sinh lợi ngược lại khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu. Trong những năm vừa qua, các NHTMCP Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, mạng lưới rộng khắp và không ngừng tăng trưởng quy mơ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, kết quả cho thấy việc gia tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản lại khơng cho thấy sẽ đem lại mức lợi nhuận cao hơn cho các NH bởi chênh lêch lãi suất giữa huy động và cho vay khơng nhiều. Do vậy, thay vì mở rộng quy mơ hoạt động tín dụng thì các NH nên tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hoạt động ở những khách hàng tốt sẽ có lợi hơn.
Thuế (TOPBT): Hệ số tương quan của yếu tố thuế suất là - 0.0310757 với mức ý nghĩa thống kê là 5% cho thấy khi thuế suất tăng lên 1% thì khả năng sinh lợi trên tổng tài sản bình quân của NH sẽ giảm 3.11% và ngược lại. Mối tương quan tiêu cực giữa thuế và khả năng sinh lợi của NH này cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Demirguc - Kunt và Huizinga (1999); Yong Tan và Floros (2012); Ali Raza, Jawaid và Shafqat (2013).
3.3.2. Các nhân tố về đặc trưng ngành
Mức độ tập trung ngành (CR): Nhân tố mức độ tập trung ngành có hệ số tương quan là 0.0277301 và có ý nghĩa ở mức 10%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Molyneux và Thorton (1992), Bourke (1989), Smirlock (1985),
Staikouras và Wood (2003) cho thấy mức độ tập trung ngành tỉ lệ thuận với khả năng sinh lợi của NH. 3 NHTMCP nhà nước có mức độ tập trung về tổng tài sản khá cao (xấp xỉ 50%). Điều này cho thấy NH là một ngành có mức độ tập trung cao, thị trường tập trung nghiêng về nhóm các NHTM có vốn nhà nước lớn nhất là Agribank, Vietcombank, Vietinbank. Do số lượng NH hiện nay quá nhiều mà thị
phần lại chỉ tập trung vào một số ít NHTM có vốn góp của dẫn đến làm tăng lợi nhuận biên của các NH và từ đó nâng cao khả năng sinh lợi của NHTM.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán (SMD): Đây là nhân tố về đặc
trưng ngành nhưng lại khơng có tác động nâng cao khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam. Kết quả này không tương đồng với các nghiên cứu trước đây của Demirguc - Kunt và Huizinga (1999) và Bashir (2000), Yong Tan và Floros (2012). Điều này có thể được lý giải do TTCK của Việt Nam còn sơ khai và quá non trẻ so với TTCK của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy nên thị TTCK chưa là một kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp dẫn đến rủi ro cho các khoản vay của họ không được giảm thiểu. Bên cạnh đó tình trạng bất cân xứng thơng tin vẫn cịn tồn tại do đó việc giám sát rủi ro tín dụng của các NH vẫn chưa được đảm bảo. Từ đó cho thấy TTCK Việt Nam chưa phải là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.
3.3.3. Các nhân tố vĩ mô
Tỷ lệ lạm phát (IR): Tỷ lệ lạm phát là nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của NH với hệ số tương quan trong mơ hình là − 0.0309063 ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì khả năng sinh lợi của NHTM cũng sẽ giảm 3.09% và ngược lại. Đây cũng chính là kết quả trong các nghiên cứu của Perry (1992), Demirguc - Kunt và Huizinga (1998), Sufian và Chong (2008), Sufian và Habibullah (2009), Davydenko (2010). Thực tế tại Việt Nam cho thấy khi lạm phát gia tăng các NH có xu hướng tăng lãi suất tín dụng cao hơn lãi suất huy động để có thể nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát khách hàng lại xem xét đến việc gửi tiền nhiều hơn là vay ngân hàng. Kết quả là chi phí tăng cao hơn so với thu nhập và do đó làm giảm khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng của 40 NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ 2004 – 2013 đối với các mơ hình OLS, Pooled
OLS, FEM, REM, system GMM khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTM. Kết quả cho thấy mơ hình phù hợp nhất trong nghiên cứu này là mơ hình two – stage system GMM với biến công cụ là độ trễ của biến phụ thuộc ROAA và các biến độc lập ngoại sinh còn lại ngoại trừ biến ETA do bị nội sinh. Trong số các biến nghiên cứu thì ROAA có tương quan dương với LTA, ETA, NIITA, CR. Các biến có tương quan âm với ROAA là LLPTL, CIR và IR. Từ kết quả mơ hình trong chương 3 cũng như thực trạng về khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam trong chương 2, tác giả sẻ đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
4.1. Một số giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam mại cổ phần Việt Nam
4.1.1. Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu
Theo kết quả nghiên cứu, tỳ lệ vốn chủ sỡ hữu có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam. Với nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp các NH phòng tránh được rủi ro thanh khoản cũng như rủi ro phá sản trong kinh doanh NH từ đó giúp các NH ngày càng nâng cao được năng lực cạnh tranh cũng như khả năng sinh lợi. Vì thế, tăng vốn chủ sở hữu là một nhiệm vụ muôn thuở và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng vốn nên thực hiện theo một lộ trình hợp lý tránh gây ra những hệ lụy đáng tiếc vì áp lực tăng vốn quá nhanh. Một số biện pháp khả thi có thể giúp các NH tăng vốn là:
- Phát hành cổ phiếu thường trên thị trường, tuy nhiên trong điều kiện TTCK Việt Nam ảm đạm, cổ phiếu ngành NH khơng cịn hấp dẫn các nhà đầu tư như hiện nay thì giải pháp phát hành thêm cổ phiếu quả là một bài toán rất khó, trước mắt NHTMCP chỉ nên phát hành cổ phiếu để huy động từ cổ đông hiện hữu.
- Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu, các NH phải đảm bảo được tính minh bạch, chính xác của các báo cáo tài chính để các cổ đơng có thể nắm bắt được thực trạng hoạt động kinh doanh của NH. Từ đó, các NH có thể tăng vốn bằng cách bổ sung lợi nhuận giữ lại vào vốn chủ sở hữu hay thực hiện việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu… từ các cổ đông hiện hữu.
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi. Đây là biện pháp có thể sử dụng trong trường hợp các NH khó có thể tăng vốn bằng việc phát hành thêm cổ phiếu và đã được một số ngân hàng thực hiện khá thành cơng, điển hình là trường hợp của MB (2007), Ngân hàng Á Châu (2008), ngân hàng An Bình (2010) và gần đây nhất là Vietinbank (2014).
- Thực hiện bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các tổ chức tài chính trong và ngồi nước, các nhà đầu tư nước ngoài…