7. Kết cấu của luận văn
1.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
1.4.1.3 Nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012)
Bài nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012) thực hiện để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của 101 NHTM ở Trung Quốc trong giai đoạn 2003 – 2009. Đây là bài nghiên cứu đầu tiên kiểm định ba nhóm yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NH cụ thể là:
Nhóm yếu tố đầu tiên là các yếu tố liên quan đến nội bộ của NH như: quy mơ NH, rủi ro tín dụng, thanh khoản, thuế, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, hiệu quả chi phí, các hoạt động phi truyền thống và năng suất lao động.
Nhóm yếu tố thứ hai mơ tả về cấu trúc ngành NH như: tỷ lệ tập trung, sự phát triển lĩnh vực NH và sự phát triển TTCK.
Nhóm yếu tố thứ ba liên quan mơi trường kinh tế vĩ mơ mà trong đó hệ thống NH hoạt động đang chịu ảnh hưởng đó là lạm phát.
Trong bài nghiên cứu, hai tác giả đã thực hiện hồi quy mô hỉnh với biến phụ thuộc lần lượt là ROA và NIM. Nghiên cứu này có sự khác biệt với các nghiên cứu đã thực hiện trước đây vì trong hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện đều sử dụng mơ hình tác động cố định hoặc ngẫu nhiên, tuy nhiên trong nghiên cứu này hai tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy với các biến công cụ GMM được sử dụng lần đầu tiên bởi Arellano và Bond (1991).
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thuế có tương quan tiêu cực đến khả năng sinh lợi của NH Trung Quốc. Một nghĩa vụ ngày càng cao đối với các khoản thuế phải thanh tốn của NH sẽ làm tăng chi phí phát sinh, do đó sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của NH.
Yếu tố rủi ro tín dụng có mối tương quan tiêu cực đến khả năng sinh lợi của NH bởi sự tích tụ của các khoản vay chưa thanh toán tăng sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của NH .
Yếu tố hiệu quả chi phí có ý nghĩa rất quan trọng và tương quan tích cực liên quan đến ROA. Đây là một bằng chứng rằng các NH có khả năng để vượt qua các chi phí quản lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh NH thì sẽ góp phần nâng cao khả năng sinh lợi.
Mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa giữa các hoạt động phi truyền thống và ROA ngụ ý rằng các NH nếu có một tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng chẳng hạn như các dịch vụ thu phí thì có xu hướng khả năng sinh lợi của NH sẽ thấp. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp cho các NH Trung Quốc bởi động lực chính cho các NH Trung Quốc phát triển các hoạt động phi truyền thống là để thu hút khách hàng mới hơn là tăng lợi nhuận, kết quả là lệ phí tính cho dịch vụ phi truyền thống là rất thấp do đó đã làm giảm khả năng sinh lợi của NH.
Yếu tố năng suất lao động có tương quan tích cực đến khả năng sinh lợi của NH Trung Quốc. Kết quả này cho thấy rằng khi năng suất được nâng cao sẽ tạo ra ngày càng nhiều thu nhập góp phần nâng cao được khả năng sinh lợi của NH.
Chuyển sang các yếu tố về ngành thì kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tiêu cực giữa mức độ tập trung và khả năng sinh lợi của NH. Mặt khác, một tỷ lệ ngày càng cao của tổng tài sản ngành NH so với GDP chỉ ra rằng nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng tăng. Hơn nữa, đối với điều kiện ở Trung Quốc việc thành lập một NH mới liên quan đến nhiều thủ tục rất phức tạp và nghiêm ngặt và rất khó để cho một đối thủ cạnh tranh tiềm năng thâm nhập thị trường, do đó sẽ góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của NH.
Yếu tố sự phát triển TTCK có tương quan tích cực đến khả năng sinh lợi của NH bởi sẽ có sự gia tăng một số lượng lớn khách hàng cho các NH vì các NH ngày càng có nhiều thơng tin hơn trong việc thẩm định cũng như giám sát các khoản vay đã được cấp. Do đó, điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của NH.
Tóm lại trong bài nghiên cứu yếu tố về hiệu quả chi phí, các hoạt động phi truyền thống, sự phát triển ngành NH, sự phát triển TTCK và lạm phát đều có tác động đến khả năng sinh lợi của NH ở Trung Quốc, và các kết quả nghiên cứu đều thể hiện sự thống nhất dù biến phụ thược là ROA hay. Tuy nhiên vẫn xảy ra sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu khi biến phụ thuộc của mơ hình là ROA hay NIM đối với các yếu tố là: rủi ro tín dụng, thanh khoản, quy mơ NH và năng suất lao động. Yếu tố rủi ro tín dụng có tương quan tiêu cực đến ROA nhưng lại có tác động tích cực đến NIM, yếu tố thanh khoản và quy mơ ngân hàng có tương quan đáng kể đối với NIM nhưng với ROA thì khơng, trong khi đó yếu tố năng suất lao động chỉ có tương quan tích cực đến ROA, tuy nhiên lại khơng có tác động đến NIM.