Các nhân tố vĩ mô nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 64 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3 Các nhân tố vĩ mô nền kinh tế

Giai đoạn 2006 – 2007 kinh tế Việt Nam được xem là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trường trong giai đoạn này đều trên 8%, đặc biệt năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8.46%, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 trở đi do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có xu hướng chậm lại rõ rệt, chỉ đạt 6.31%, đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999. Tình hình lạm phát tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2008 do đó chính phủ đã chuyển từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế sang mục tiêu ưu tiên là kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát trong năm 2008 vẫn tăng mạnh từ mức 12.63% trong năm 2007 lên 19.89% trong năm 2008. Nguyên nhân bùng nổ của lạm phát trong năm 2008 do tăng trưởng tín dụng và cung tiền q mức trước đó. Ngồi ra, sự tăng giá lương thực, nguyên nhiên liệu trên thế giới; sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào TTCK trong 6 tháng cuối năm 2008 cũng góp phần làm lạm phát bùng nổ.

Đứng trước tình hình này Chính phủ đã tiến hành các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể là vào tháng 05/2009 Chính phủ đã tung ra gói kính cầu 143 nghìn tỷ đồng, sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng. Gói kích cầu này đã phát huy được nhiều hiệu quả tích cực như: Việt Nam tiếp tục thu hút được lượng vốn nước ngoài khá lớn, nhu cầu tiêu dùng gia tăng, lạm phát được kiềm chế ở mức một con số. Tuy nỗ lực đạt được những khích lệ như vậy nhưng tốc

độ tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt 5.03%, thấp nhất trong 10 năm gần đây. Công nghiệp và xây dựng tuy đã vượt qua giai đoạn khó khăn, trì trệ nhưng tăng trưởng vẫn ở mức thấp (5.52%). Tổng kim ngạch xuất khẩu tuy những tháng cuối năm có tăng khá hơn, nhưng tính chung cả năm vẫn giảm so với năm trước. Bên cạnh đó, gói kích cầu này lại mang đến một hệ lụy khơng lường đó là tình trạng bong bóng chứng khốn và BĐS. Điều này đã làm cho lạm phát tăng trở lại ở mức 2 con số là 11.75% trong năm 2010 và tiếp tục tăng trong năm 2011. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 có dấu hiệu khả quan khi đạt mức 6.78% cao nhất trong vòng 3 năm qua, đáng lưu ý là sản xuất công nghiệp phục hồi ấn tượng tăng trưởng gần 14%.

Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013

Đơn vị tính: %

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng GDP 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 Tỷ lệ lạm phát 6.6 12.63 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.04

(Nguồn: Dữ liệu của Tổng cục thống kê)

Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và ồ ạt ra ngồi ngành thì ngay trong tháng 02/2011, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Sau khi triển khai quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, mặc dù lạm phát vẫn cán mốc trên 18% nhưng trong 9 tháng đầu năm lạm phát đã giảm đáng kể và tiếp tục hạ nhiệt trong những tháng cuối năm. Đặc biệt trong 3 năm qua nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, lạm phát đã giảm từ mức 18.13% năm 2011 xuống 6.81% năm 2012 và năm 2013 chỉ ở mức khoảng 6.04%.Về tăng trưởng kinh tế, tuy không giữ vững được mức tăng trưởng của năm 2010 nhưng GDP năm 2011 vẫn tăng 5.89%, năm 2012 tăng 5.03% và năm 2013 tăng 5.42%. Bình quân 3 năm GDP tăng 5.5%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra

Năm Chỉ tiêu

ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (5.1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF)

Biểu đồ 2.7Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ nguồn dữ liệu của Tổng cục thống kê)

Có thể nói kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng nhanh và ấn tượng trong giai đoạn 2006 – 2007, tuy nhiên nền kinh tế liên tục rơi vào tình trạng giảm sút về tăng trưởng, lạm phát tăng cao trong suốt giai đoạn 2008 – 2011. Mặc dù vậy với những nỗ lực của Chính phủ và NHNN, nền kinh tế vĩ mô đang dần được ổn định, tăng trưởng kinh tế được phục hồi, lạm phát được kiểm soát trong năm 2013 và tiếp tục hứa hẹn một triển vọng tươi sáng trong năm 2014.

2.3. Đánh giá thực trạng khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)