Phương pháp nghiên cứu tác động các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 25 - 29)

Chương 1 : Lý luận tổng quan về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.3. Phương pháp nghiên cứu tác động các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

doanh của Ngân hàng thương mại

1.3.1.Các nghiên cứu trước đây

Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi:

Evaluating the productive efficiency performance of U.S commercial banks của

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bao mơ hình (DEA) đánh giá hiệu quả và hiệu suất của các NHTM Mỹ; qua đó tìm ra mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa hiệu suất đầu vào và đầu ra. Kết quả cho thấy những thay đổi trong kinh tế là trung gian khi đo hiệu quả hoạt động tương đối của các ngân hàng.

Operational efficiency in banking: An international comparison của Linda Allen và Anoop Rai. Tác giả ước lượng hàm chi phí tồn cầu cho các ngân hàng quốc tế để thử nghiệm cho biến đầu vào và đầu ra. Kết quả cho thấy giai đoạn 1988-1992 các ngân hàng lớn khơng có lợi thế nhiều như ngân hàng nhỏ ở 15 quốc gia.

Efficiency in Banking: Theory, Practice, and Evidence của Hughes, Joseph P. và

Mester, Loretta J. Bài viết này đưa ra một cái nhìn tổng quan của hai phương pháp tiếp cận thực nghiệm chung để đo lường hiệu suất ngân hàng và thảo luận về một số ứng dụng của các phương pháp tiếp cận trong các nghiên cứu trước đây.

Camel(s) and banks performance evaluation: the way forward của Wirnkar A.D. và Tanko M. Tác giả dùng phương pháp Camel đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Bài viết sử dụng phần mềm EMS 1.30 (hệ thống đo lường hiệu quả ngân hàng) kết hợp với thống kê T-test độc lập để chỉ ra những bất cập cũng như tỷ lệ tốt nhất của từng yếu tố trong camel. Kết luận của bài viết cho thấy khơng có một yếu tố trong camel có thể đánh giá chính xác, đầy đủ về hiệu quả chung của ngân hàng mà chỉ có thể dùng những tỷ lệ tốt nhất trong từng yếu tố để đánh giá.

Cost, Revenue and Profit Efficiency Measurement in DEA: A Directional Distance Function Approach của Sahoo, B. K., Mehdiloozad, M. And Tone, K. Tác giả

sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để ước tính hiệu quả của 50 ngân hàng trong thị trường không cạnh tranh với đặc trưng bởi các đầu vào và đầu ra không đồng nhất. Bài viết cho thấy các ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt để giải quyết những tình hình hiện tại nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản là tối đa hóa lợi nhuận.

Các cơng trình nghiên cứu trong nước:

Luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Bích Lương. Tác giả sử dụng

từ nghiên cứu trước. Tuy nghiên, giải pháp có phần mở rộng như thành lập tập đồn tài chính, cổ phần hóa triệt để các NHTM NN.

Luận án tiến sĩ “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của

các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của Nguyễn Việt Hùng. Tác giả kết hợp cả

phương pháp định lượng và định tính (phân tích biến ngẫu nhiên SFA và phân tích bao dữ liệu DEA) và mơ hình kinh tế (Tobit) để đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.

Luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại Ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam” của Nguyễn Hữu Huấn đã phân tích chất lượng hoạt động kinh doanh của Agribank, đưa ra đánh giá những tồn tại về năng lực tài chính yếu, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao, sản phẩm dịch vụ thấp,… và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2006-2010. Nhóm giải pháp này phù hợp với hiện trạng ngân hàng nhưng chưa khái quát tầm vĩ mô áp dụng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2009” của Liễu Thu Trúc. Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng tổng năng suất nhân tố TPF theo chỉ số Tornqvist và Malmquist để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP VN.

Luận văn thạc sĩ “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín” của Văn Phú Duẩn. Tác giả xây dựng mơ hình và kiểm định xác định mức độ của từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bài viết kế thừa những nghiên cứu trước đó theo hướng mở rộng cụ thể cho đặc điểm của Sacombank.

Bài đăng tạp chí khoa học “Phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam” của Ts.Phùng Thị Lan Hương. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê số liệu và phân tích so sánh cơ bản để đánh giá một cách chi tiết hoạt động tài chính ngân hàng, để nhận biết, phán đốn, dự báo, đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư đồng thời có sự điều chỉnh nhất định nhằm nâng cao hiệu quả họat động của ngân hàng.

Bài đăng tạp chí khoa học “Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” của Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh. Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá truyền thống dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn 1990-2009. Bài viết nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích cấu trúc tài chính, khả năng sinh lời, và phân tích rủi ro tài chính và đưa ra những kết luận khách quan về thực trạng của các NHTM trong giai đoạn này.

1.3.2. Nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thơng qua thu thập dữ liệu có sẵn trong bảng cáo bạch, bảng báo cáo thường niên của BIDV trong giai đoạn 2004-2013, tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu như: thu nhập, chi phí, lợi nhuận,...

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm của từng chỉ tiêu trong q trình phân tích số liệu nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng:

Như đã trình bày sơ lược ưu nhược điểm của các phương pháp đã được sử dụng trong phần trên, tác giả tiến hành xây dựng và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của BIDV bằng việc chạy mơ hình hồi quy đa bội trong phần mềm SPSS 16.0 được thực hiện thông qua các bước sau:

Tác giả xây dựng 2 mơ hình hồi quy đa biến: Y1=β0+β1*X1+...+βn*Xn+µ Y2=β0+β1*X1+...+βn*Xn+µ Trong đó:

 β0: hệ số tự do (hằng số)

 βi (i=1,2 ,....., n): hệ số hồi quy của từng biến

 Biến phụ thuộc: Y1 (ROA), Y2 (ROE)

 Biến độc lập: Xi (i=1, 2, ..., n) (tương ứng biến: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, tỷ lệ an toàn vốn, tổng thu nhập từ các hoạt động, chi phí hoạt động, chi dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước

thuế, lợi nhuận thuần của chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập/VCSH, tỷ lệ thu nhập/tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập cập biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ sinh lời hoạt động)

Sau đó, tác giả đưa tất cả các biến vào mơ hình và thực hiện thống kê mô tả về các biến. Kiểm định độ tin cậy các biến bằng Cronbach’s alpha và thực hiện phân tích nhân tố EFA.

Kế đến là phân tích tương quan giữa các biến bằng tương quan Pearson để loại bỏ những biến có mối liên hệ tuyến tính với nhau.

Sau khi đã loại bỏ những biến không phù hợp từ các bước trên, tiến hành xây dựng mơ hình hồi quy đa biến cho từng biến phu thuộc ROE và ROA, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu chạy mơ hình và kiểm định giả thuyết.

Từ đó, rút ra kết luận cho mơ hình đã xây dựng và nhận xét.

1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam4

Các NHTM NN của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với các NHTM NN ở Việt Nam như quy mô lớn, thị phần cho vay và huy động vốn chiếm chủ yếu, dư nợ cho vay nhiều tập trung vào các DNNN, có nhiều khoản nợ khó địi, CAR thấp,... Theo xu hướng chung hội nhập tài chính ngày càng sâu rộng, Trung Quốc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM NN. BIDV từng là NHTM NN và đang theo lộ trình cổ phần hóa ngân hàng. Chính vì vậy, ta có thể học hỏi và áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào điều kiện cụ thể của nước ta, đặc biệt vào BIDV.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w