Chương 1 : Lý luận tổng quan về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM Trung Quốc
Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh diễn ra mạnh mẽ tại từng ngân hàng, đặc
biệt là những NHTM NN ở Trung Quốc. Ngân hàng xây dựng; Ngân hàng công thương đặt mục tiêu trong chiến lược củng cố sức cạnh tranh của mình như:
+ Xây dựng cơ chế ngân hàng tự chịu trách nhiệm đầu tư, tự quản lý các khoản vay của mình, tăng cường tính minh bạch và giảm nợ xấu. Đồng thời, tăng cường khả năng quản lý giám sát nội bộ của các NHTM, thực hiện tinh giảm biên chế và nâng cao hiệu quả trong các ngân hàng.
4 Phan Thị Hằng Nga, 2013. Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn tiến sĩ. Đại học ngân hàng TP.HCM.
+ Cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin trở thành ngân hàng tồn cầu có khả năng quản lý vốn tầm cỡ quốc tế. Nâng cao khả năng sử dụng ngân hàng điện tử của các tổ chức, phát triển phần mềm giúp cho việc thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng.
Tập trung xử lý nợ xấu: tháng 8-1998, tỷ lệ nợ xấu của 4 NHTM NN Trung
Quốc chiếm 25.5% tổng dư nợ cho vay của 4 NTHM này. Theo báo cáo của NTHM đến hết năm 2004 tỷ lệ này là khoảng 13-14% nhưng theo nghiên cứu của các giáo sư học viện tài chính-tiền tệ Thượng Hải thì tỷ lệ này trên 18%. Giải pháp xử lý: 4 NHTM NN thành lập 4 công ty quản lý tài sản để xử lý tất cả khoản nợ xấu của 4 ngân hàng này (nợ dưới chuẩn lên đến 670 tỷ nhân dân tệ (NDT)); những công ty này được trao quyền ngoại lệ đặc biệt để xử lý, mua lại nợ xấu, thậm chí đầu tư và sinh lời từ đó. Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng 45 tỷ USD để xử lý nợ xấu và cấp vốn bổ sung vốn điều lệ khi thực hiện cổ phần hóa 2 NHTM NN (Ngân hàng Xây dựng và Bank of China). Sau đó, bán đấu giá nợ xấu (chủ yếu là khoản đầu tư vào bất động sản) cho các ngân hàng nước ngoài. Quý I-2005, tỷ lệ nợ xấu của NHTM Thượng Hải tăng thêm 0.12% so với cuối năm 2004 và tỷ lệ này có xu hướng tiếp tục tăng. Tập đồn tài chính Morgan Stanley của Mỹ và Deutsche Bank của Đức mua nợ xấu trị giá 171 triệu USD của ngân hàng xây dựng Trung Quốc với giá chỉ bằng 1/3 so với giá trị tài sản thế chấp. Những DNNN có nợ xấu được sắp xếp lại nhằm ngăn ngừa nguy cơ làm giảm chất lượng tài sản của những ngân hàng cho vay vốn. Đối với vấn đề thanh khoản, kế hoạch tái cấp vốn cho các NHTM nhà nước được triển khai song song. Số vốn yêu cầu được huy động theo cơ chế ngoài ngân sách, nghĩa là bằng cơng cụ trái phiếu chính phủ được phát hành với thời hạn 30 năm.
Tăng vốn chủ sở hữu: Chính phủ yêu cầu các NHTM NN hoạch định ra kế hoạch
tự tăng vốn điều lệ để CAR theo thông lệ quốc tế đạt 8% thông qua phát hành cổ phiếu. (Construction bank of china có phương án phát hành số lượng cổ phiếu trị giá 4.8 tỷ USD để tăng vốn điều lệ, 1 tỷ USD cổ phiếu sẽ được phát hành trong tháng 7/2004 và số còn lại phát hành trong tháng 6/2005). Các NHTM NN được khuyến khích xúc tiến kế hoạch niêm yết trên TTCK. Điều này buộc các ngân hàng phải xây dựng cơ chế quản trị theo chuẩn quốc tế, kinh doanh theo định hướng thương mại nhiều hơn, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, đầu tư và sổ sách kế
toán. PBC kiên quyết yêu cầu các ngân hàng cải thiện chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp. Từng ngân hàng được yêu cầu lập kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể về chuyển đổi mơ hình kinh doanh, giới thiệu dịch vụ khác biệt, kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể, ứng dụng CNTT, phát triển nguồn nhân lực…
Cổ phần hóa các NHTM NN và cho phép các tổ chức tài chính nước ngồi mua cổ phần hạn chế trong một số NHTM NN: Tiến trình cổ phần hố các NHTM NN cho phép một số tập đồn tài chính nước ngồi mua cổ phần hạn chế tại một số NHTM sau cổ phần hoá. Tỷ lệ cổ phần tối đa một nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ trong một ngân hàng Trung Quốc nâng từ mức 15% lên 20% nhưng tổng tỷ lệ cổ phần tối đa của tất cả các cổ đơng nước ngồi vẫn giữ nguyên ở mức không quá 25%. Cuối tháng 1/2006, cùng một lúc, ba tập đoàn tài chính lớn là Goldman Sachs Inc. (Mỹ), Allianzn AG (Đức) và American Express (Mỹ) đã đầu tư tổng cộng 3,78 tỷ USD để mua 10% cổ phần của ngân hàng Công Thương Trung Quốc - NHTM NN lớn nhất Trung Quốc.
Xoá bỏ chi nhánh thua lỗ nhằm giảm chi phí, tập trung nguồn lực vào những hoạt động có khả năng tạo lợi nhuận cao.
Mở chi nhánh đến các khu vực đang phát triển tạo ra thị trường tiềm năng rộng
lớn, mang tính tồn cầu và tránh được rủi ro tập trung vào nền kinh tế. Một ngân hàng có thể thực hiện theo cả 2 hướng ngược chiều này, nhờ có việc phát triển chính sách này mà đến nay đã hình thành những tập đồn tài chính có mạng lưới khắp tồn cầu như: Citibank, Morgan, FujiBank, Deuche bank,...
Ngoài ra, các ngân hàng Trung Quốc cịn đẩy mạnh trình độ chun mơn nghiệp
vụ và tăng lương hợp lý cho cán bộ nhân viên. Thực hiện tinh giảm biên chế cho những người không phù hợp yêu cầu mới. Hoàn thiện quy chế quản trị điều hành và cơ cấu tổ chức, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng tiện ích, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, kế tốn, thơng tin quản lý khác theo tiêu chuẩn quốc tế.